X

Soạn văn lớp 9

Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán ngắn nhất


Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán (Trích Truyện Kiều)

Bố cục:

- Phần 1 (12 câu đầu): Thúy Kiều báo ân (Thúy Kiều trả ơn Thúc Sinh).

- Phần 2 (đoạn còn lại): Thúy Kiều báo oán (cuộc đối đáp giữa Thúy Kiều và Hoạn Thư).

Câu 1 (trang 108 sgk Văn 9 Tập 1):

* Qua những lời nói của Kiều với Thúc Sinh, cho thấy tấm lòng biết ơn trân trọng của Kiều đối với Thúc Sinh:

   + Kiều nhớ lại tấm lòng và sự giúp đỡ của Thúc Sinh khi Kiều gặp hoạn nạn: cứu nàng ra khỏi lầu xanh.

   + Gọi chàng là "cố nhân" để bày tỏ thái độ trân trọng.

   + Cho nàng thân phận làm lẽ dù đau đớn hơn kẻ tôi đòi.

   + Thúy Kiều đền ơn Thúc sinh "Gấm trăm cuốn bạc nghìn cân".

* Khi trả ơn Thúc Sinh, Kiều lại nói với Thúc Sinh về Hoạn Thư cho thấy nỗi đau đớn xót xa của Kiều vì người đàn bà ấy đã gây ra cho nàng biết bao nhiêu tủi nhục, đau đớn. Kiều rất mong được gặp lại Hoạn Thư nên chen vào câu nói biết ơn tình nghĩa đối với Thúc Sinh.

- Nói với Thúc Sinh: dùng các từ Hán Việt: nghĩa, tòng, cố nhân, sử dụng điển cố sâm thương.

→ Ngôn ngữ nói với Thúc Sinh mang tính ước lệ thể hiện tấm lòng trân trọng, biết ơn của Kiều đối với Thúc Sinh.

- Nói với Hoạn Thư: dùng từ ngữ nôm na, những thành ngữ dân gian (kẻ cắp gặp bà già, kiến bò chén miệng…)

→ Ngôn ngữ đó cho thấy Kiều chuẩn bị báo án bằng hành động trừng phạt cái ác theo quan điểm của nhân dân.

Câu 2 (trang 108 sgk Văn 9 Tập 1):

Những lời đầu tiên Kiều nói với Hoạn Thư bằng giọng điệu mỉa mai, chì chiết, đay nghiến. Kiều vẫn gọi Hoạn Thư là tiểu thư, bắt về nhưng lại hỏi Hoạn Thư rằng cũng có bây giờ đến đây. Qua đó, chúng ta có thấy thái độ của Kiều là quyết tâm trừng phạt Hoạn Thư theo đúng quan niệm "mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa".

Câu 3 (trang 108 sgk Văn 9 Tập 1):

* Khi nghe những lời luận tội và sự đe doạ của Kiều, Hoạn Thư "hồn lạc phách siêu" nhưng cô vẫn khôn ngoan và bình tĩnh đưa ra những lí lẽ thuyết phục Kiểu:

   + Đầu tiên Hoạn Thư dựa vào cớ "chút phận đàn bà" và đàn bà ghen tuông là chuyện bình thường.

   + Hoạn Thư khôn khéo nhắc lại những việc làm nhân nghĩa, mang ơn của mình với Kiều (cho Kiều viết kinh ở Quan Âm Các, không bắt giữ khi nàng bỏ trốn và mang theo chuông khánh bạc… )

   + Hoạn Thư vẫn nhận là kính yêu Kiều nhưng vì hạnh phúc không thể chung chồng nên mới gây ra tội lỗi.

   + Nhận tất cả những tội do mình gây ra nhưng quy đó là tội ghen tuông nhỏ mọn của người đàn bà.

   + Kêu gọi tình thương của Kiều dành cho mình.

* Trước những lí lẽ của Hoạn Thư, Kiều khâm phục tài trí và miệng lưỡi của Hoạn Thư, Kiều đứng trước sự phân vân, khó xử. Trị tội thì tàn nhẫn, không chút nể tình, nhỏ nhen, tha thì số Hoạn Thư thật là may "tha ra thì cũng… làm ra thì cũng".

* Hoạn Thư là một người khôn ngoan, ranh ma, với trí thông minh và bản lĩnh của mình, nàng tự biến nguy thành an, hạ bớt sự căm giận của Kiều,buộc Kiều vào tình huống khó xử.

Câu 4 (trang 108 sgk Văn 9 Tập 1):

Thúy Kiều tha bổng cho Hoạn Thư. Việc làm này của Kiều phù hợp với quan điểm của nhân dân ta "đánh kẻ chạy đi chứ không đánh người chạy lại" hơn nữa trước những lí lẽ hoàn toàn hợp tình hợp lí của Hoạn Thư, Kiều trị tội Hoạn Thư thì lại hóa nhỏ nhen, độc ác. Qua đó, cũng thấy được sự bao dung, độ lượng, tấm lòng nhân ái, vị tha của Thúy Kiều.

Câu 5 (trang 108 sgk Văn 9 Tập 1):

Qua đoạn trích, chúng ta có thể thấy Kiều là một người biết đền ơn đáp nghĩa, Kiều tha bổng cho Hoạn Thư cũng chứng tỏ nàng là một người phụ nữ có tấm lòng nhân ái, bao dung.

Hoạn Thư là một người phụ nữ khôn ngoan, mưu mô, quỷ quyệt, biết biến nguy thành an cho bản thân.

Luyện tập

Thúy Kiều và Hoạn Thư là hai nhân vật mang những nét tính cách trái ngược nhau. Nếu Thúy Kiều là một người có tấm lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, biết đền ơn đáp nghĩa thì Hoạn Thư lại là một người phụ nữ khôn ngoan, sảo trá, mưu mô, quỷ quyệt. Tuy vậy giữa họ lại mang những nét nhất quán cho số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, đó là cùng chung một thân phận - chung một người chồng. Vì thế, không phải ngẫu nhiên mà Kiều tha cho Hoạn Thư một cách dễ dàng mà nàng hiểu được tình cảnh của Hoạn Thư khi phải chia sẻ chồng mình cho người phụ nữ khác. Qua đó, Nguyễn Du kín đáo tố cáo xã hội phong kiến gây ra những đau khổ cho người phụ nữ.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Tập 1 ngắn gọn, hay khác:

Mục lục Soạn văn 9 theo học kì:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.