X

Soạn văn lớp 9

Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích ngắn nhất


Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích

Bố cục:

- 6 câu đầu: tình cảnh của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích.

- 6 câu tiếp: Nỗi nhớ thương Kim Trọng và gia đình.

- 6 câu còn lại: tâm trạng đau buồn, khắc khoải, lo âu của Thúy Kiều.

Câu 1 (trang 95 sgk Văn 9 Tập 1):

Tình cảnh thiên nhiên trong sáu câu thơ đầu:

- Không gian: Thoáng đãng, mênh mông, bát ngát với gang màu dịu mát, tươi sáng nhưng buồn vắng, không gian ấy chỉ có thiên nhiên ngự trị.

- Thời gian: Dằng dặc khép kín, Kiều chỉ biết làm bạn với "mây sớm, đèn khuya".

→ Bức tranh thiên nhiên phản chiếu tình cảnh cô đơn, lẻ loi, chơi vơi vô cùng của Kiều cùng với tâm trạng buồn, ngổn ngang trăm mỗi tơ vò, bơ vơ nơi đất khách quê người. Tâm trạng ấy được Nguyễn Du khắc họa qua các từ ngữ chọn lọn: bẽ bàng mây sớm đèn khuya, nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng….

Câu 2 (trang 95 sgk Văn 9 Tập 1):

- Trong cảnh ngộ của mình, Thúy Kiều đã nhớ đến Kim Trọng và cha mẹ. Người đầu tiên mà Kiều nhớ đến là Kim Trọng. Điều này là hoàn toàn phù hợp với quy luật tâm lí con người và thái độ nâng niu, trân trọng với mối tình Kim

- Kiều của tác giả.

- Với ngôn ngữ độc thoại nội tâm, sử dụng những điển tích điển cố, hình ảnh ước lệ Nguyễn Du đã miêu tả cụ thể nỗi nhớ của Thúy Kiều:

* Nhớ Kim Trọng:

   + Kiều nhớ lại lời thề xưa với nỗi lòng day dứt.

   + Thương Kim Trọng đang uổng công mong chờ.

   + Nghĩ tới thân phận: bơ vơ, lưu lạc không biết bao giờ có thể nguôi nhớ chàng.

* Nhớ cha mẹ:

   + Kiều xót xa khi nghĩ cảnh cha mẹ già ngày đêm ngóng đợi tin con.

   + Băn khoăn, không biết ai là người thay nàng chăm sóc mẹ già, nhất là khi trái nắng trở trời.

   + Lo lắng cho sức khỏe của cha mẹ ngày một yếu hơn.

→ Tình cảm thành kính nhớ thương tới cha mẹ.

⇒ Qua đó chúng ta có thể thấy, Kiều là một người giàu tình yêu thương, giàu đức hi sinh. Bản thân nàng phải ghánh chịu nhiều đau khổ nhưng nàng luôn nghĩ đến người khác: nhớ thương người yêu, lo lắng hiếu thảo vẹn toàn cha mẹ.

Luyện tập

Tả cảnh ngụ tình là nghệ thuật miêu tả cảnh vật để qua đó bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc, tâm trạng của nhân vật.

Tám câu thơ cuối bài Kiều ở lầu Ngưng Bích được viết theo nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc, thông qua từng quang cảnh lầu Ngưng Bích lúc chiều tà Nguyễn Du khắc họa một cách sinh động tâm trạng buồn đau của nhân vật:

"Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

……………………

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi".

Điệp ngữ "Buồn trông…" mở đầu tất cả câu sáu chữ, lặp lại bốn lần mở ra bốn cánh buồm, tạo nên âm điệu trầm buồn, da diết. Nỗi buồn trong lòng người đã nhuốm vào cảnh vật, Kiều nhìn về phía nào cũng chỉ thấy không gian sóng nước mênh mang, rợn ngợp. Nàng nhìn cánh buồm thấp thoáng thì băn khoăn, chạnh lòng nghĩ đến hành trình lưu lạc và da diết nỗi nhớ gia đình, khao khát trở về đoàn tụ. Hay chỉ với một cánh hoa trôi theo dòng thác đổ, Kiều lo lắng thân phận vùi dập của mình không biết trôi dạt về đâu. Màu cỏ xanh bao la đất trời khiến nàng buồn, tuyệt vọng, tẻ nhạt không biết kéo dài đến bao giờ. Đặc biệt , hình ảnh thiên nhiên dữ dội "gió cuốn mặt duềnh" và âm thanh của tiếng sóng "kêu quanh ghế ngồi" khiến Thúy Kiều cảm thấy kinh sợ, hãi hùng trước bão tố cuộc đời đang bủa vât, ập xuống. Mỗi cảnh hiện lên như một ẩn dụ tương trưng cho nỗi nét khổ đau cho số phận Kiều.Buồn trông đã trở thành điệp khúc của đoạn thơ đồng thời cũng là điệpkhúc của tâm trạng. Đoạn thơ xứng đáng áng tả cảnh ngụ tình tuyệt bút.

Nhận xét – Ý nghĩa

Với nghệ thuật đặc sắc độc thoại nội tâm, bút pháp tả cảnh ngụ tình Nguyễn Du đã diễn tả những cung bậc tâm trạng khác nhau của Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Tập 1 ngắn gọn, hay khác:

Mục lục Soạn văn 9 theo học kì:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.