X

Soạn văn lớp 9

Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) ngắn nhất


Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)

Câu 1 (trang 175 sgk Văn 9 Tập 1):

a, Những từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng,.. không có tên gọi trong các phương ngữ khác hoặc toàn dân:

- Chôm chôm (miền Nam).

- Đọi (bát ăn cơm) (miền Trung)…

b, Từ đồng nghĩa nhưng khác về âm

Phương ngữ Bắc Phương ngữ trung Phương ngữ Nam
Bố Tía Ba
Bát chén
quả Quả trái

c, Đồng âm nhưng khác về nghĩa

Phương ngữ Bắc Phương ngữ Trung Phương ngữ Nam
Hòm: hộp gỗ đựng đồ Hòm: quan tài Hòm: quan tài
Củ sắn: củ sắn Củ sắn: củ sắn Củ sắn: củ đậu

Câu 2 (trang 175 sgk Văn 9 Tập 1): Những từ ngữ địa phương như bài tập 1.a không có từ ngữ tương đương với phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân bởi có những sự vật xuất hiện ở địa phương này nhưng không có ở địa phương khác. Sự xuất hiện của những từ ngữ ấy cho thấy: Việt Nam là một đất nước có sự khác biệt giữa các vùng miền về:

- Điều kiện tự nhiên.

- Đặc điểm tâm lí, phong tục tập quán.

- Do điểu kiện sinh sống.

Câu 3 (trang 175 sgk Văn 9 Tập 1):

Những từ ngữ thuộc phương ngữ Bắc được coi là ngôn ngữ toàn dân.

Câu 4 (trang 176 sgk Văn 9 Tập 1):

- Những từ ngữ địa phương: chi, rứa, nờ, tui, cớ răng, ưng, mụ…

- Tác dụng:

   + Thể hiện chân thực cuộc sống ở miền trung.

   + Tình cảm, suy nghĩ người mẹ ở vùng quê Trung Bộ,

   + Tạo sắc thái cho tác phẩm.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Tập 1 ngắn gọn, hay khác:

Mục lục Soạn văn 9 theo học kì:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.