Soạn bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh ngắn nhất
Soạn bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
Bố cục:
- Phần 1 (từ đầu đến triệu bất thường): cuộc sống ăn chơi của chúa Trịnh
- Phần 2 (còn lại): sự nhũng nhiễu, ăn chơi của bọn quan lại.
Câu 1 (trang 63 sgk Văn 9 Tập 1):
* Thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh Sâm và các quan lại hầu cận được miêu tả:
- Chúa cho xây dựng biết bao nhiêu đình đài, ly cung, hao tốn tiền của chỉ nhằm thỏa mãn thói ăn chơi, xa hoa của riêng mình.
- Thú vui dạo chơi trên hồ:
+ Mỗi tháng 3 → 4 lần.
+ Huy động binh lính hầu hạ.
+ Các nghi thức đón rước, tưng bừng đến lố lăng.
- Thú chơi cảnh:
+ Bao nhiêu chân cầm dị thú, cổ mộc quách thạch… thậm chí cả cây đa cổ thụ đều bị chúa thu hết.
+ Phủ chúa bày vẽ ra hình non núi bộ trông như bể bến đầu non…
→ Ăn chơi theo kiểu rùng rợn, bí hiểm, đầy ma quái.
* Tác giả ghi chép một cách cụ thể chân thực, khách quan kín đáo bày tỏ thái độ phê phán thói ăn chơi, xa hoa của nhà chúa.
* Tác giả nói: "…kẻ thức giả biết đó là triệu bất thường" đây là đoạn văn mang tính bình luận gián tiếp đưa ra là lời dự báo sự suy vong tất yếu của vương triều chỉ biết ăn chơi, hưởng lạc trên mồ hôi sương máu của nhân dân.
Câu 2 (trang 63 sgk Văn 9 Tập 1):
* Thói tham lam, nhũng nhiễu của bọn quan lại:
- Lợi dụng uy quyền của Chúa, vơ vét của cải trong thiên hạ: dọa dẫm, lấy trộm, vu oan…
→ Thủ đoạn vừa ăn cắp vừa la làng.
⇒ Thói tham lam, lộng hành là bản chất của vương triều nhà Trịnh.
* Ý nghĩa đoạn văn cuối: " Nhà ta ở phường Hà Khẩu… cũng vì cớ ấy"
- Đây là một chi tiết hiện thực, xảy ra ở chính nhà tác giả.
→ Làm cho sự việc, lời kể thêm khách quan, trung thực.
→ Tác dụng:
+ Tăng nội dung phê phán bộ mặt tham lam, ghê tởm, sự thật thối nát thời vương triều Trịnh Sâm.
+ Kín đáo bày tỏ cảm xúc: căm phẫn trước thói lộng hành của bọn quan lại nhưng chính tác giả cũng bất lực vì chẳng thể làm gì được để giúp dân.
Câu 3 (trang 63 sgk Văn 9 Tập 1):
Tùy bút khác với thể truyện ở việc ghi chép tùy hứng tản mạn không theo một cốt truyện, kết cấu nhằm bộc lộ cảm xúc, thái độ của tác giả trước sự vật, hiện tượng. Còn thể truyện thường có cốt truyện và nhân vật, được xây dựng theo một hệ thống, kết cấu hợp lí (mở đầu, diễn biến, kết thúc…).