X

Soạn văn lớp 9

Tóm tắt bài Tôi và chúng ta ngắn nhất


Tóm tắt bài Tôi và chúng ta

Với các mẫu Tóm tắt bài Tôi và chúng ta hay, ngắn gọn nhất sẽ giúp học sinh nắm được nội dung chính của các tác phẩm qua đó dễ dàng soạn văn lớp 9 hơn.

Tóm tắt bài Tôi và chúng ta - Ngữ văn lớp 9

A/ Nội dung bài Tôi và chúng ta

Thông qua cuộc đối thoại gay gắt công khai đầu tiên giữa 2 tuyển nhân vật diễn ra trong phòng làm việc của Giám đốc Hoàng Việt, ta thấy cuộc đấu tranh gay gắt giữa những người mạnh dạn đổi mới và những người mang tư tưởng bảo thủ, lạc hậu.

B/ 5 mẫu Tóm tắt bài Tôi và chúng ta

Tóm tắt bài Tôi và chúng ta - mẫu 1

Vở kịch Tôi và chúng ta là câu chuyện về cuộc đấu tranh gay gắt giữa những con người mạnh dạn đổi mới, dám nghĩ dám làm, vì lợi ích của mọi người như Hoàng Việt và Thanh với những con người bảo thủ, lạc hậu, khư khư giữ lấy các quy tắt đã xơ cứng lạc hậu, tiêu biểu là Nguyễn Chính, Trương, Trần Khắc. Từ đó, tác giả khẳng định rằng không có thứ chủ nghĩa tập thể chung chung, không thể giữ mãi những thứ đã cũ mòn, cần quan tâm chăm chút đến cái “tôi” riêng làm nên cái “ta”, đến từng cá nhân con người.

Tóm tắt bài Tôi và chúng ta - mẫu 2

Sau một năm về làm quyền giám đốc xí nghiệp Thắng Lợi, Hoàng Việt đã nhận ra xí nghiệp đang đứng bên bờ vực thẳm, mọi người tự đánh lừa mình, lừa cấp trên bằng việc hoàn thành các kế hoạch một cách giả tạo. Thực ra trong xí nghiệp cũng có những nhân tố tích cực như là kỹ sư Lê Sơn, kíp trưởng Thanh. Họ cũng thấy được sự bất hợp lí trong cung cách quản lí của xí nghiệp bấy lâu, nhưng họ không dám, hoặc không có điều kiện thực hiện những ý tưởng mới mẻ của mình. Nay với tư cách là quyền giám đốc, nhận thấy những bất hợp lí đó, Hoàng Việt quyết định củng cố lại xí nghiệp và thực thi phương án làm ăn mới, dứt khoát không tuân thủ theo những lối mòn các nguyên tắc lạc hậu đã kìm hãm sự phát triển của xí nghiệp, với ý kiến của Hoàng Việt về kế hoạch mở rộng sản xuất và phương án làm ăn mới không được sự đồng thuận và chia sẻ của những người bảo thủ đang là cộng sự của mình. Muốn mở rộng quy mô sản xuất thì cần phải thêm nhiều công nhân. Trưởng phòng Lao động cho rằng: biên chế trên cho ta có thế. Trưởng phòng Tài vụ nói không có quỹ lương cho hợp đồng, không chịu chi tiền để sửa chữa vật tư máy móc, dù đã có lệnh chi của giám đốc. Việc giảm biên chế của quản đốc phân xưởng đã gây phản ứng mạnh mẽ đến quản đốc Trương. Hoàng Việt cho đó là thừa, Trương cho đó một chức quan trọng không thể thiếu. Nhất là Phó Giám đốc Nguyền Chính, người chỉ luôn miệng dựa vào cấp trên để không tán thành kế hoạch đổi mới của Hoàng Việt. Những mâu thuẫn đó đã tạo nên xung đột kịch, những mâu thuẫn dồn dập giữa hai tuyến nhân vật tiên tiến và bảo thủ đã làm cho cảnh diễn trở nên hấp dẫn.

Tóm tắt bài Tôi và chúng ta - mẫu 3

Trước tình trạng ngưng trệ sản xuất ở xí nghiệp Thắng Lợi, đòi hỏi có sự thay đổi phương thức quản lí và củng cộ lại bộ máy hoạt động xí nghiệp. Giám đốc Hoàng Việt, kĩ sư Lê Sơn và kíp trưởng Thanh quyết định công bố kế hoạch sản xuất mở rộng và phương án làm ăn mới. Thế nhưng sự thay đổi này vấp phải sự phản đối của cơ chế quản lý phương thức tổ chức lỗi thời mà Nguyễn Chính và Trương là tiêu biểu. Từ đó tạo nên mâu thuẫn giữa hai tuyến nhân vật với hai tư tưởng tiên tiến và bảo thủ.

Tóm tắt bài Tôi và chúng ta - mẫu 4

Sau một năm về làm Giám đốc xí nghiệp Thắng Lợi, Hoàng Việt đã quyết định mới cơ chế quản lí, tổ chức hoạt động thay cho cơ chế bảo thủ, nguyên tắc lạc hậu. Nhưng ý kiến của Hoàng Việt không được sự đồng thuận của cộng sự. Những mâu thuẫn đó đã tạo nên xung đột kịch giữa hai tuyến nhân vật tiên tiến và bảo thủ.

Tóm tắt bài Tôi và chúng ta - mẫu 5

Sau một năm làm quyền giám đốc xí nghiệp Thắng Lợi, Hoàng Việt quyết định củng cố lại xí nghiệp và thực thi phương án làm ăn mới, dứt khoát không tuân thủ theo những nguyên tắc lạc hậu đã kìm hãm sự phát triển của xí nghiệp. Những ý kiến của Hoàng Việt không được sự đồng thuận và chia sẻ của những người cộng sự bảo thủ, tiêu biểu như Nguyễn Chính. Những mâu thuẫn đó đã tạo nên xung đột kịch, những mâu thuẫn dồn dập giữa hai tuyến nhân vật tiên tiến và bảo thủ đã làm cho cảnh diễn trở nên hấp dẫn.

C/ Hoàn cảnh sáng tác và Giá trị

- Hoàn cảnh sáng tác: Đoạn trích thuộc cảnh ba của vở kịch Tôi và chúng ta (vở kịch gồm 9 cảnh) – một vở kịch phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt cũ- mới để phát triển.

- Giá trị nội dung: Đoạn trích đã làm nổi bật vấn đề đổi mới trong sản xuất, đem lại lợi ích cho đất nước và mọi người. Thông qua đó, tác giả muốn nhấn mạnh rằng muốn phát triển, cần phá bỏ cách suy nghĩ lạc hậu, mạnh dạn đổi mới phương thức tổ chức, lề lối hoạt động.

- Giá trị nghệ thuật:

+ Cách xây dựng tình huống kịch giàu kịch tính.

+ Nghệ thuật khắc họa rõ cách nhân vật được sử dụng thành công.

Xem thêm các bài tóm tắt ngữ văn lớp 9 chọn lọc, hay khác: