X

Soạn văn lớp 9

Các dạng đề bài Con chó Bấc chọn lọc - Ngữ văn lớp 9


Các dạng đề bài Con chó Bấc chọn lọc

Với bộ tài liệu tổng hợp các dạng đề văn bài Con chó Bấc Ngữ văn lớp 9 chọn lọc gồm các dạng đề đọc hiểu, đề văn phân tích, cảm nhận, nghị luận, ... xoay quanh tác phẩm Con chó Bấc sẽ hỗ trợ Thầy/Cô tốt hơn trong quá trình giúp học sinh hiểu bài môn Ngữ văn 9 từ đó giúp các em ôn luyện để đạt điểm cao trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn.

Các dạng đề bài Con chó Bấc chọn lọc - Ngữ văn lớp 9

I. Kiến thức cơ bản

1. Tác giả

- Giắc Lân-đơn (Jack London) (1876-1916).

- Quê quán: lớn lên trong một gia đình nghèo ở phố San Francisco, bang California.

- Ông trải qua thời kì thơ ấu vất vả, từng phải làm nhiều nghề để sinh sống ...

- Sự nghiệp sáng tác:

   + Ông là người tiên phong của thể loại tạp chí thương mại, ông là một trong những người Mỹ đầu tiên thành công về mặt tài chính từ nghề viết văn.

   + Ông là tác giả của nhiều tiểu thuyết nổi tiếng như: Tiếng gọi nơi hoang dã, Sói biển, Nanh trắng…

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác

- Văn bản “Con chó Bấc” trích tiểu thuyết “Tiếng gọi nơi hoang dã”, theo bản dịch của Mạnh Chương- Nguyễn Công Ái- Vũ Tuấn Phương năm 1987.

b. Bố cục: 3 phần

- Phần mở đầu (từ đầu .. “lên được”)

- Phần hai (tiếp theo .. “biết nói đấy”): Tình cảm của Thoóc- tơn với Bấc

- Phần ba (đoạn còn lại): Tình cảm của Bấc với chủ.

c. Nội dung

- Tác phẩm kể về một con chó kéo xe trượt tuyết cho những người đi tìm vàng. Bấc đã qua tay nhiều ông chủ độc ác, chỉ có Thoóc- tơn giàu lòng yêu thương. Khi Thoóc- tơn chết, nó từ bỏ con người đi tìm tiếng gọi nơi hoang dã và trở thành con chó hoang. Đoạn trích thể hiện thành công tình cảm của Thoóc- tơn với con chó Bấc và ngược lại.

d. Nghệ thuật

- Đoạn văn thể hiện óc tưởng tượng tuyệt vời, khả năng quan sát tinh tế, sắc sảo của tác giả. Nghệ thuật nhân hóa và kĩ năng miêu tả được sử dụng triệt để thành công.

II. Các dạng đề bài

Đề 1: Phân tích tác phẩm “Con chó Bấc”.

Trả lời:

A. Mở bài

- Giới thiệu vài nét về tác giả Lân-đơn: tác giả của nhiều tiểu thuyết nổi tiếng như: Tiếng gọi nơi hoang dã, Sói biển, Nanh trắng…

- Khái quát về đoạn trích: trích từ tiểu thuyết: Tiếng gọi nơi hoang dã, đã khắc họa thành công tình cảm chân thành của Thoóc- tơn và con chó Bấc dành cho nhau.

B. Thân bài

1. Lai lịch của Bấc

* Trước khi gặp Thoóc-tơn

- Nơi ở: nhà thẩm phán Mi-lơ.

- Nhiệm vụ: đi săn, đi chơi, bảo vệ.

- Tình cảm: làm ăn cùng hội cùng phường, đối với ông thẩm phán chỉ là tình bạn trịnh trọng đường hoàng, với những đứa cháu nhỏ của thẩm phán, chỉ có trách nhiệm ra oai, hộ vệ.

⇒ Nghệ thuật so sánh, miêu tả ⇒ Cuộc sống của con chó Bấc nhàn nhã nhưng nhạt nhẽo.

* Khi gặp Thoóc-tơn

- Con chó Bấc nhận được tình yêu thương thực sự nồng nàn.

- Tình yêu trong con chó Bấc cũng nồng nàn, sôi nổi, nồng cháy, tôn thờ, cuồng nhiệt.

⇒ Nghệ thuật miêu tả, liệt kê ⇒ Cuộc sống của con chó Bấc bên Thoóc-tơn có ý nghĩa và thoả mãn nhu cầu tình cảm, không phải chỉ bởi vì Thooc-tơn đã cứu nó.

2. Tình cảm của Thoóc – tơn với Bấc

- Chăm sóc chó như là con cái của anh.

   + Chào hỏi thân mật.

   + Chuyện trò, nói lời vui vẻ.

   + Túm chặt đầu Bấc dựa vào đầu mình, đẩy tới đẩy lui, rủa yêu.

   + Kêu lên trân trọng… đằng ấy.

⇒ Nghệ thuật so sánh, miêu tả ⇒ Anh yêu con chó Bấc với tình yêu thương, niềm trân trọng như đối với con người.

3. Tình cảm của Bấc với Thoóc – tơn.

- Cử chỉ, hành động:

   + Cắn vờ.

   + Nằm phục ở chân Thoóc – tơn hàng giờ, mắt háo hức…quan tâm theo dõi… trên nét mặt.

   + Nằm xa hơn quan sát.

   + Bám theo gót chân chủ.

⇒ Hành động cử chỉ nũng nịu, gần gũi, thân thuộc.

- Những cảm nhận trong tâm hồn:

   + Trước kia, chưa hề cảm thấy một tình thương yêu như vậy.

   + Bấc thấy không có gì vui sướng bằng cái ôm ghì mạnh mẽ ấy.

   + Nó lại tưởng như quả tim mình thấy tung ra khỏi lồng ngực..

   + Không muốn rời Thoóc – tơn một bước, lo sợ Thoóc – tơn rời bỏ.

⇒ Tác giả đã sử dụng nghệ thuật so sánh kết hợp với nhân hoá, tưởng tượng.

⇒ Con chó Bấc đối với Thoóc – tơn không phải chỉ là sự tôn thờ, kính phục mà còn là cả tình cảm sâu nặng, chân thành.

C. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm:

   + Nội dung: Tình cảm yêu thương loài vật của Thoóc – tơn.

   + Nghệ thuật: Nhận xét tinh tế, tưởng tượng phong phú.

Đề 2: Phân tích hình ảnh Con chó Bấc trong truyện ngắn Tiếng gọi nơi hoang dã của Giắc Lân-đơn.

Trả lời:

Giắc Lân-đơn (1876 – 1916) là nhà văn Mĩ, tên thật là Giôn Gri-phit Lân-đơn, sinh ở bang San Phran-xi-xcô. Ông trải qua thời kì thơ ấu rất vất vả, từng phải làm nhiều nghề để kiếm sống. Lân-đơn bắt đầu sự nghiệp sáng tác bằng những truyện ngắn đăng trên một tờ báo của sinh viên. Thời kì phát triển cao nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông là vào đầu thế kỉ XX.

Tiếng gọi nơi hoang dã (1903) là tiểu thuyết ra mắt bạn đọc sau khi ông đi theo những người tìm vàng đến miền Clân-đai-cơ trở về. Con chó Bấc là một đoạn trích trong cuốn tiểu thuyết đó.

Tác phẩm kể về Bấc, một con chó bị bắt cóc đưa lên vùng Bắc cực để kéo xe trượt tuyết cho những người đi tìm vàng. Bấc đã qua tay nhiều ông chủ độc ác. Chỉ riêng Giôn Thoóc-tơn là người đã có lòng nhân từ dối với nó. Sau khi Thoóc-tơn chết, nó rời bỏ con người, đi theo tiếng gọi nơi hoang dã và trở thành một con chó hoang.

Trong đoạn trích, nhà văn Lân-đơn đã có những nhận xét tinh tế và trí tưởng tượng tuyệt vời khi đi sâu vào đời sống “tâm hồn” của con chó Bấc, đồng thời bộc lộ tình cảm yêu thương của mình đối với loài vật.

Bài văn được chia làm ba phần.

Phần một. Từ đầu đến... mới khơi dậy lên được: Quan hệ của Bấc đối với gia đình chủ cũ.

Phần hai. Tiếp đến... hầu như biết nói đấy! Tình cảm yêu mến của Thoóc-tơn đối với Bấc.

Phần ba. Đoạn còn lại: Tình cảm gắn bó của Bấc đối với Thoóc-tơn.

Qua cách miêu tả và kể chuyện, ta thấy nhà văn chủ yếu muốn thể hiện lòng biết ơn và tình cảm yêu thương của con chó Bấc đối với người chủ giàu lòng nhân ái.

Ở đoạn thứ nhất, tác giả kể về quan hệ của con chó Bấc đối với gia đình thẩm phán Mi-lơ là chủ để lấy đó làm cơ sở so sánh tình cảm của Bấc đối với Thoóc-tơn:

Với những cậu con trai của ông Thẩm, trong những buổi đi săn hoặc đi lang thang đây đó, tình cảm ấy chỉ là chuyện làm ăn cùng hội cùng phường; với những đứa cháu nhỏ của ông Thẩm, là trách nhiệm ra oai hộ vệ. Còn đối với bản thân ông Thẩm, đó là thứ tình bạn trịnh trọng và đường hoàng.

Mức độ tình cảm của Bấc đối với Thoóc-tơn lại hoàn toàn khác những tình thương yêu sôi nổi, nồng cháy, thương yêu đến tôn thờ, thương yêu đến cuồng nhiệt thì phải đến Giôn Thoóc-tơn mới khơi dậy lên được.

Với con chó Bấc thì Giôn Thoóc-tơn là một ông chủ lí tưởng: Các ông chủ trước chăm sóc nó chỉ là vì nghĩa vụ và lợi ích kinh doanh (trông nhà hoặc kéo xe trượt tuyết để đi tìm vàng) chứ không thực sự yêu thương nó.

Trước hết, ta hãy xem tình cảm của Thoóc-tơn đôi với con chó Bấc.

Thoóc-tơn đối xử với bầy chó của anh như thể chúng là con cái của anh vậy. Riêng đối với Bấc, trong ý nghĩ và trong tình cảm, dường như anh không coi nó chỉ là một con chó, mà còn là một người bạn thân thiết:

Con người này đã cứu sống nó đó là một lẽ; nhưng hơn thế nữa, anh là một ông chủ lí tưởng. Những người khác chăm nom chó của họ xuất phát từ ý thức về nghĩa vụ và về lợi ích kinh doanh; còn anh chăm sóc chó của mình như thể chúng là con cái của anh vậy, bởi vì anh không thể nào không chăm sóc. Và anh còn chăm sóc nhiều hơn nữa kia. Anh không bao giờ quên chào hỏi thân mật hoặc nói lời vui vẻ và ngồi xuống chuyện trò lâu với chúng (mà anh gọi là (tầm phào), điều mà cả anh và chúng đều thích thú.

Xem thêm các dạng đề văn liên quan đến các tác phẩm môn Ngữ văn lớp 9 chọn lọc, hay khác: