X

Toán lớp 10 Chân trời sáng tạo

Bài 10 trang 79 Toán 10 Tập 1 Chân trời sáng tạo


Muốn đo chiều cao của một ngọn tháp, người ta lấy hai điểm A, B trên mặt đất có khoảng cách AB = 12 m cùng thẳng hàng với chân C của tháp để đặt hai giác kế. Chân của hai giác kế có chiều cao là h = 1,2 m. Gọi D là đỉnh tháp và hai điểm A, B cùng thẳng hàng với C thuộc chiều cao CD của tháp. Người ta đo được . Tính chiều cao CD của tháp.

Giải Toán lớp 10 Bài tập cuối chương 4

Bài 10 trang 79 Toán lớp 10 Tập 1: Muốn đo chiều cao của một ngọn tháp, người ta lấy hai điểm A, B trên mặt đất có khoảng cách AB = 12 m cùng thẳng hàng với chân C của tháp để đặt hai giác kế. Chân của hai giác kế có chiều cao là h = 1,2 m. Gọi D là đỉnh tháp và hai điểm A1, B1 cùng thẳng hàng với C1 thuộc chiều cao CD của tháp. Người ta đo được DA1C1^=49o, DB1C1^=35o. Tính chiều cao CD của tháp.

Bài 10 trang 79 Toán 10 Tập 1 Chân trời sáng tạo | Giải Toán lớp 10

Lời giải:

Do phương nằm ngang hợp với phương thẳng đứng của tháp góc 90° nên hai tam giác DC1A1 và DC1B1 là hai tam giác vuông tại C1.

Tam giác DC1A1 có : tan49° = DC1C1A1  ⇒ DC1 = C1A1tan49°        (1).

Tam giác DC1B1 có : tan35° = DC1C1B1=DC1C1A1+A1B1=DC1C1A1+12 

⇒ DC1 = (C1A1 + 12). tan35° = C1A1 tan35° + 12tan35°             (2).

Từ (1) và (2) suy ra: C1A1tan49° = C1A1 tan35° + 12tan35°

⇒ C1A112tan35otan49otan35o ≈ 18,7.

⇒ DC1 = C1A1tan49° ≈ 18,7.tan49° ≈ 21,5.

Mà DC = DC1 + C1C  = 21,5 + 1,2 = 22,7.

Vậy chiều cao của tháp CD khoảng 22,7 m.

Lời giải bài tập Toán 10 Bài tập cuối chương 4 hay, chi tiết khác:

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: