X

Toán lớp 10 Chân trời sáng tạo

Hoạt động khám phá 2 trang 122 Toán 10 Tập 1 Chân trời sáng tạo


Hai cung thủ A và B đã ghi lại kết quả từng lần bắn của mình ở bảng sau:

Giải Toán lớp 10 Bài 4: Các số đặc trưng đo mức độ phân tán của mẫu số liệu

Hoạt động khám phá 2 trang 122 Toán lớp 10 Tập 1: Hai cung thủ A và B đã ghi lại kết quả từng lần bắn của mình ở bảng sau:

Hoạt động khám phá 2 trang 122 Toán 10 Tập 1 Chân trời sáng tạo | Giải Toán lớp 10

a) Tính kết quả trung bình của mỗi cung thủ trên.

b) Cung thủ nào có kết quả các lần bắn ổn định hơn?

Lời giải:

a) Kết quả trung bình của cung thủ A là:

8+9+10+7+6+10+6+7+9+810=8

Kết quả trung bình của cung thủ B là:

 

10+6+8+7+9+9+8+7+8+810=8

b)

* Cung thủ A:

Sắp xếp các số liệu theo thứ tự không giảm, ta được:

6; 6; 7; 7; 8; 8; 9; 9; 10; 10.

+ Khoảng biến thiên của mẫu số liệu là: RA = 10 – 6 = 4.

+ Cỡ mẫu là n = 10 là số chẵn nên giá trị tứ phân vị thứ hai là: Q2A = 128+8=8.

+ Tứ phân vị thứ nhất là trung vị của mẫu: 6; 6; 7; 7; 8. Do đó Q1A = 7.

+ Tứ phân vị thứ ba là trung vị của mẫu: 8; 9; 9; 10; 10. Do đó Q3A = 9.

+ Khoảng tứ phân vị của mẫu là: ∆QA = 9 – 7 = 2.

* Cung thủ B:

Sắp xếp các số liệu theo thứ tự không giảm, ta được:

6; 7; 7; 8; 8; 8; 8; 9; 9; 10.

+ Khoảng biến thiên của mẫu số liệu là: RB = 10 – 6 = 4.

+ Cỡ mẫu là n = 10 là số chẵn nên giá trị tứ phân vị thứ hai là: Q2B = 128+8=8.

+ Tứ phân vị thứ nhất là trung vị của mẫu: 6; 7; 7; 8; 8. Do đó Q1B = 7.

+ Tứ phân vị thứ ba là trung vị của mẫu: 8; 8; 9; 9; 10. Do đó Q3B = 9.

+ Khoảng tứ phân vị của mẫu là: ∆QB = 9 – 7 = 2.

Từ đó, ta thấy kết quả các lần bắn của hai cung thủ có cùng giá trị trung bình, khoảng biến thiên và khoảng tứ phân vị nên ta dự đoán cả hai cung thủ bắn ổn định như nhau.

Lời giải bài tập Toán 10 Bài 4: Các số đặc trưng đo mức độ phân tán của mẫu số liệu hay, chi tiết khác:

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: