Bài 8.24 trang 80 Toán 11 Tập 2 - Kết nối tri thức
Gieo một con xúc xắc cân đối, đồng chất liên tiếp hai lần. Xét các biến cố sau:
Giải Toán 11 Bài tập cuối chương 8 - Kết nối tri thức
Bài 8.24 trang 80 Toán 11 Tập 2: Gieo một con xúc xắc cân đối, đồng chất liên tiếp hai lần. Xét các biến cố sau:
A: “Ở lần gieo thứ nhất, số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là 1”;
B: “Ở lần gieo thứ hai, số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là 2”;
C: “Tổng số chấm xuất hiện trên con xúc xắc ở hai lần gieo là 8”;
D: “Tổng số chấm xuất hiện trên con xúc xắc ở hai lần gieo là 7”.
Chứng tỏ rằng các cặp biến cố A và C; B và C; C và D không độc lập.
Lời giải:
Không gian mẫu là tập hợp số chấm xuất hiện khi gieo con xúc xắc hai lần liên tiếp khi đó n(Ω) = 6 . 6 = 36.
A = {(1; 1); (1; 2); (1; 3); (1; 4); (1; 5); (1; 6)}. Suy ra: P(A) = .
B = {(1; 2); (2; 2); (3; 2); (4; 2); (5; 2); (6; 2)}. Suy ra: P(B) = .
C = {(2; 6); (3; 5); (4; 4); (5; 3); (6; 2)}. Suy ra: P(C) = .
D = {(1; 6); (2; 5); (3; 4); (4; 3); (5; 2); (6; 1)}. Suy ra: P(D) = .
Do đó:
P(A) . P(C) = ;
P(B) . P(C) = ;
P(C) . P(D) = .
Mặt khác:
AC = ∅. Suy ra: P(AC) = 0.
BC = {(6; 2)}. Suy ra: P(BC) = .
CD = ∅. Suy ra: P(CD) = 0
Khi đó:
P(AC) ≠ P(A) . P(C) ;
P(BC) ≠ P(B) . P(C);
P(CD) ≠ P(C) . P(D).
Vậy các cặp biến cố A và C; B và C; C và D không độc lập.
Lời giải bài tập Toán 11 Bài tập cuối chương 8 hay, chi tiết khác:
Bài 8.16 trang 79 Toán 11 Tập 2: Một hộp đựng 20 tấm thẻ cùng loại được đánh số từ 1 đến 20 ....
Bài 8.17 trang 79 Toán 11 Tập 2: Một hộp đựng 20 tấm thẻ cùng loại được đánh số từ 1 đến 20 ....
Bài 8.18 trang 79 Toán 11 Tập 2: Tại một hội thảo quốc tế có 50 nhà khoa học, trong đó có 31 ....