Tính độ dài của vectơ (bài tập + lời giải)


Haylamdo sưu tầm bài viết phương pháp giải bài tập Tính độ dài của vectơ lớp 10 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Tính độ dài của vectơ.

Tính độ dài của vectơ (bài tập + lời giải)

1. Phương pháp giải.

- Độ dài của đoạn thẳng AB gọi là độ dài của vectơ AB và được kí hiệu là: AB. Như vậy, ta có:

AB = AB.

- Quy ước vectơ – không có độ dài bằng 0.

- Lưu ý: Để tính độ dài vectơ, ta sử dụng các kiến thức hình học phẳng (định lí Pythagore, định lí côsin, định lí sin,...) để tính độ dài đoạn thẳng tương ứng với vectơ đó.

2. Ví dụ minh họa.

Ví dụ 1. Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 4 cm, BC = 5 cm. Tính độ dài vectơ AC?

Hướng dẫn giải:

Tính độ dài của vectơ (bài tập + lời giải)

Ta có: AC=AC

Xét tam giác ABC vuông tại A, áp dụng định lí Pythagore ta có:

AB2 + AC2 = BC2

⇔ AC2 = BC2 – AB2

⇔ AC2 = 52 – 42 = 9

⇒ AC = 3 (cm)

Vậy AC=AC = 3 cm.

Ví dụ 2. Cho tam giác ABC có M là trung điểm của AB, N là trung điểm của AC và BC = 8cm. Tính độ dài vectơ MN.

Hướng dẫn giải:

Tính độ dài của vectơ (bài tập + lời giải)

Xét tam giác ABC có:

M là trung điểm của AB, N là trung điểm của AC

Do đó, MN là đường trung bình của tam giác ABC.

⇒ MN = 12BC = 12. 8 = 4 (cm)

Vậy MN=MN=4cm.

3. Bài tập tự luyện.

Bài 1. Cho hình vẽ sau, mỗi ô vuông có cạnh là 1 cm. Tìm độ dài của vectơ AB.

Tính độ dài của vectơ (bài tập + lời giải)

A. 3 cm;

B. 5 cm;

C. 4 cm;

D. 2 cm.

Bài 2. Cho hình vẽ sau, mỗi ô vuông có cạnh là 1 cm. Tìm độ dài của vectơ EF.

Tính độ dài của vectơ (bài tập + lời giải)

A. 3 cm;

B. 5 cm;

C. 4 cm;

D. 2 cm.

Bài 3. Cho hình vẽ sau, mỗi ô vuông có cạnh là 1 cm. Tìm độ dài của vectơ CD.

Tính độ dài của vectơ (bài tập + lời giải)

A. 3 cm;

B. 22cm;

C. 4 cm;

D. 2 cm.

Bài 4. Cho tam giác MNQ đều có cạnh 6 cm. Có H là trung điểm của MN, K là trung điểm của NQ. Tính độ dài vectơ HK.

A. 3 cm;

B. 22cm;

C. 4 cm;

D. 2  cm.

Bài 5. Cho hình bình hành ABCD có AB = 4 cm. Tính độ dài vectơ CD.

A. 1 cm;

B. 3 cm;

C. 4 cm;

D. 2 cm.

Bài 6. Cho hình thoi ABCD có BD = 6 cm và diện tích là 48cm2. Tính độ dài vectơ AC.

A. 6 cm;

B. 8 cm;

C. 12 cm;

D. 16 cm.

Bài 7. Cho hình chữ nhật ABCD có AB = 4 cm, BC = 2 cm. Gọi M là trung điểm của AB. Độ dài vectơ CM.

A. 3 cm;

B. 22cm;

C. 2 cm;

D. 6 cm.

Bài 8. Cho hình vuông ABCD tâm O cạnh 3 cm. Tính độ dài vectơ AO.

A. 322 cm;

B. 32 cm;

C. 2 cm;

D. 6 cm.

Bài 9. Cho tam giác đều ABC cạnh 4 cm có đường cao AH. Tính độ dài vectơ AH.

A. 322 cm;

B. 23 cm;

C. 2 cm;

D. 6 cm.

Bài 10. Cho hình vuông ABCD tâm O. Khẳng định nào sau đây là đúng ?

A. AB=AC;

B. AB=2AO;

C. BD=2AO;

D. BD=2AC.

Xem thêm các dạng bài tập Toán 10 hay, chi tiết khác: