Xác định góc giữa hai đường thẳng cho trước (bài tập + lời giải)


Haylamdo sưu tầm bài viết phương pháp giải bài tập Xác định góc giữa hai đường thẳng cho trước lớp 10 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Xác định góc giữa hai đường thẳng cho trước.

Xác định góc giữa hai đường thẳng cho trước (bài tập + lời giải)

1. Phương pháp giải

Bài toán: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho hai đường thẳng d1: a1x + b1y + c1 = 0 và d2: a2x + b2y + c2 = 0. Xác định góc α giữa hai đường thẳng d1 và d2.

Để giải được bài toán trên, ta thực hiện theo các bước sau:

Bước 1. Xác định các vectơ pháp tuyến của đường thẳng d1 và d2.

Đường thẳng d1 có vectơ pháp tuyến là n1=a1;b1.

Đường thẳng d2 có vectơ pháp tuyến là n2=a2;b2.

Bước 2. Xác định góc α giữa hai đường thẳng d1 và d2:

cosα=cosn1,n2=n1n2n1.n2=a1a2+b1b2a12+b12a22+b22.

Chú ý:

• d1 ⊥ d2 khi và chỉ khi n1n2 tức là a1a2 + b1b2 = 0.

• Nếu d1, d2 có các vectơ chỉ phương u1,u2 thì góc α giữa d1, d2 cũng được xác định thông qua công thức cosα=cosu1,u2

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1. Tính góc giữa hai đường thẳng Δ: x3y+2=0 và Δ’: x+3y1=0

Hướng dẫn giải:

Đường thẳng Δ có vectơ pháp tuyến n11;3, đường thẳng Δ’ có vectơ pháp tuyến n21;3.

Gọi α là góc giữa hai đường thẳng Δ, Δ’. Khi đó:

cosα=cosn1,n2=n1n2n1.n2=11+3312+3212+32=12.

Do đó α = 60°.

Vậy góc giữa hai đường thẳng Δ và Δ’ là 60°.

Ví dụ 2. Cho hai đường thẳng d1: x=1+5ty=2tvà d2: x=1+7ty=3t. Tính góc giữa hai đường thẳng d1 và d2.

Hướng dẫn giải:

Đường thẳng d1 có vectơ chỉ phương u15;2

Đường thẳng d2 có vectơ chỉ phương u27;3

Gọi α là góc giữa hai đường thẳng. Khi đó:

cosα=cosu1,u2=u1.u2u1u2=57+2352+2272+32=29292=12.

Do đó α = 45°.

Vậy góc giữa hai đường thẳng d1 và d2 là 45°.

3. Bài tập tự luyện

Bài 1. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, góc tạo bởi hai đường thẳng d1: 2x – y – 10 = 0 và d2: x – 3y + 9 = 0 bằng

A. 30°;

B. 45°;

C. 60°;

D. 135°.

Bài 2. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, góc tạo bởi giữa hai đường thẳng d1: x=3+2ty=1+23t và d2x=1y=t bằng

A. 30°;

B. 45°;

C. 60°;

D. 90°.

Bài 3. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, góc tạo bởi giữa hai đường thẳng d1: 6x – 5y + 15 = 0 và d2: x=106ty=1+5t bằng

A. 30°;

B. 45°;

C. 60°;

D. 90°.

Bài 4. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường thẳng d1: x + 2y – 7 = 0 và d2: x=1+2ty=3+t. Cosin của góc tạo bởi giữa hai đường thẳng d1 và d2

A. 35

B. 25

C. 35

D. 35

Bài 5. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường thẳng d1: x + 2y – 2 = 0 và d2: x – y = 0. Cosin của góc tạo bởi giữa hai đường thẳng đã cho là

A. 1010

B. 23

C. 33

D. 3

Bài 6. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, góc giữa hai đường thẳng Δ1: x – 2y + 15 = 0 và Δ2: x=2ty=4+2t bằng

A. 5°;

B. 60°;

C. 0°;

D. 90°.

Bài 7. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho hai đường thẳng d1: 3x + 4y + 1 = 0 và d2:x=15+12ty=1+5t .Cosin của góc tạo bởi giữa hai đường thẳng đã cho là

A. 5565

B. 3365

C. 665

D. 3365

Bài 8. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường thẳng d1: 10x + 5y – 1 = 0 và d2: x=2+ty=1t. Cosin của góc tạo bởi giữa hai đường thẳng đã cho là

A. 31010

B. 35

C. 1010

D. 310

Bài 9. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, đường thẳng d1: (3 + m)x – (m – 1)y = 0 tạo với đường thẳng d2: (m – 2)x + (m + 1)y – 20 = 0 một góc 90°. Giá trị của m là

A. m = 5;

B. m = –5;

C. m = 6;

D. m = 4.

Bài 10. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, đường thẳng d1: 2mx + (m – 3)y – 1  = 0 tạo với đường thẳng d2: (m – 1)x + (–2m + 2)y – 2 = 0 (với m ≠ 1) một góc 45°. Giá trị m nào sau đây là một trong những giá trị thỏa mãn yêu cầu đề bài?

A. m=95;

B. m = 1;

C. m = 5;

D. m = 0.

Xem thêm các dạng bài tập Toán 10 hay, chi tiết khác: