X

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 1: Chuyển động tròn


Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Vật Lí lớp 10 Bài 1: Chuyển động tròn sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Vật Lí 10.

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 1: Chuyển động tròn

I. Mô tả chuyển động tròn

Một vật thực hiện chuyển động tròn khi nó di chuyển trên một đường tròn.

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 1: Chuyển động tròn (ảnh 1)

                                  Chuyển động tròn của đầu kim đồng hồ

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 1: Chuyển động tròn (ảnh 2)

                        Chuyển động tròn của các khoang hành khách với trục quay

1. Độ dịch chuyển góc và tốc độ góc

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 1: Chuyển động tròn (ảnh 3)

- Giả sử một vật chuyển động trên một đường tròn bán kính r. Trong thời gian t vật đi được quãng đường s. Góc ứng với cung tròn s mà vật đã đi được kể từ vị trí ban đầu gọi là độ dịch chuyển góc.

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 1: Chuyển động tròn (ảnh 4)

                                                       Hay θ=sr

- Đơn vị của độ dịch chuyển góc là radian (rad).

- Đại lượng được xác định bởi độ dịch chuyển góc trong một đơn vị thời gian gọi là tốc độ góc

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 1: Chuyển động tròn (ảnh 5)

                                                       Hay ω=θt

- Đơn vị của tốc độ góc là radian trên giây (rad/s).

- Cách đổi đơn vị: 1 radian=36002π57,30

2. Tốc độ và vận tốc của chuyển động tròn đều

- Tốc độ của chuyển động tròn đều là không đổi:

v=2πrT (với r là bán kính quỹ đạo, T là thời gian vật đi hết một vòng).

- Vận tốc của chuyển động tròn tại mỗi điểm trên quỹ đạo có phương tiếp tuyến với quỹ đạo tại điểm đó.

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 1: Chuyển động tròn (ảnh 6)

3. Liên hệ giữa tốc độ và tốc độ góc

- Tốc độ góc ω tại mọi điểm trên quỹ đạo chuyển động tròn là như nhau.

- Tốc độ v của vật chuyển động tròn phụ thuộc vào hai đại lượng: tốc độ góc ω và khoảng cách từ vật đến tâm quỹ đạo.

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 1: Chuyển động tròn (ảnh 7)

II. Lực hướng tâm và gia tốc hướng tâm

1. Lực hướng tâm

Lực tác dụng lên vật luôn hướng vào tâm quỹ đạo tròn nên được gọi là lực hướng tâm.

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 1: Chuyển động tròn (ảnh 8)

Lực hấp dẫn của Trái Đất tác dụng lên vệ tinh đóng vai trò lực hướng tâm

2. Gia tốc hướng tâm

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 1: Chuyển động tròn (ảnh 9)

Lực hướng tâm gây ra gia tốc hướng tâm cho vật, gia tốc hướng tâm này luôn hướng vào tâm của quỹ đạo tròn. Biểu thức:

a=v2r

Trong đó:

+ v là tốc độ (m/s).

+ r là bán kính quỹ đạo (m).

+ a là gia tốc hướng tâm (m/s2).

3. Lực hướng tâm và một số tình huống chuyển động tròn trong thực tế

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 1: Chuyển động tròn (ảnh 10)

- Ô tô đi vào đoạn đường cong cần phải giảm tốc độ để tránh bị lật hoặc văng ra khỏi quỹ đạo cong.

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 1: Chuyển động tròn (ảnh 11)

- Máy bay lượn vòng để chuyển hướng nên người phi công cần làm nghiêng cánh máy bay.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Vật Lí lớp 10 Cánh diều hay khác: