X

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 1: Năng lượng và công


Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Vật Lí lớp 10 Bài 1: Năng lượng và công sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Vật Lí 10.

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 1: Năng lượng và công

I. Công và sự truyền năng lượng

1. Công

- Năng lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công. Công được tính bằng biểu thức:

Công = lực tác dụng độ dịch chuyển theo phương của lực

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 1: Năng lượng và công (ảnh 1)

- Biểu thức tính công được viết dưới dạng kí hiệu: A = F.d

Trong đó:

+ A là công (J)

+ F là giá trị lực tác dụng (N)

+ d là độ dịch chuyển theo phương của lực (m)

- Đơn vị công: N.m hoặc J

- Khi lực F không đổi tác dụng lên một vật và điểm đặt của lực đó chuyển dời một đoạn s theo phương hợp với hướng của lực góc α thì biểu thức tính công là:

                                               A=F.s.cosα

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 1: Năng lượng và công (ảnh 2)

- Nhận xét:

+ Khi lực vuông góc với phương dịch chuyển thì sinh công bằng 0

+ Khi 00α<900 thì lực sinh công dương (A > 0)

+ Khi 900<α1800 thì lực sinh công âm (A < 0)

2. Sự truyền năng lượng

- Thực hiện công là một cách truyền năng lượng từ vật này sang vật khác.

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 1: Năng lượng và công (ảnh 3)

                             Truyền năng lượng cho vật bằng cách thực hiện công

- Độ lớn của công mà lực đã thực hiện bằng phần năng lượng mà lực tác dụng truyền cho vật, làm vật dịch chuyển một khoảng nào đó theo phương của lực.

Công đã thực hiện = Phần năng lượng đã được truyền

- Đơn vị công là đơn vị đo năng lượng: jun (J). 1N.1m = 1N.m = 1J.

II. Công suất

1. Tốc độ thực hiện công

Hai lực khác nhau thực hiện cùng một công như nhau nhưng thời gian để thực hiện công có thể khác nhau. Hoặc trong cùng một khoảng thời gian, lực này thực hiện công lớn hơn lực kia. Điều đó có nghĩa là: tốc độ thực hiện công của hai lực là nhanh chậm khác nhau.

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 1: Năng lượng và công (ảnh 4)

2. Định nghĩa công suất

Công suất biểu thị tốc độ thực hiện công của một lực. Công suất có độ lớn bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian.

P=At

Trong đó A là công thực hiện trong thời gian t.

Đây là biểu thức xác định công suất trung bình.

Đơn vị đo công suất là W (oát)

Ví dụ:

Tổ máy phát điện

240 MW

Tàu biển

50 MW

Vận động viên nâng tạ 150 kg

3,3 kW

Máy phát thanh

3 kW

Lò nướng

2 kW

Bóng đèn điện

100 W

Trái tim đập 60 nhịp/ phút

30 W

Máy tính bỏ túi

10-3 W

Một số giá trị công suất trung bình

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 1: Năng lượng và công (ảnh 5)

                                              Công suất của một thiết bị điện tử

3. Mối liên hệ công suất với lực và vận tốc

- Động cơ tạo ra lực phát động làm xe chuyển động về phía trước. Động cơ hoạt động với công suất càng lớn thì có thể tác dụng lực càng lớn, làm xe chuyển động càng nhanh.

- Xe chuyển động với vận tốc v không đổi, động cơ tác dụng lực F cùng hướng chuyển động để cân bằng với lực cản của đường và không khí. Trong khoảng thời gian t, xe (có động cơ) di chuyển được quãng đường: s = v.t. Lực F coi như không đổi và cùng hướng với độ dịch chuyển của vật, sinh công: A = F.s

- Công suất hoạt động của động cơ là:

P=At=F.st=F.v.tt=F.v

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 1: Năng lượng và công (ảnh 6)

                                                      Hộp số động cơ xe máy

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Vật Lí lớp 10 Cánh diều hay khác: