X

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 2: Đồ thị độ dịch chuyển theo thời gian. Độ dịch chuyển tổng hợp và vận tốc tổng hợp


Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Vật Lí lớp 10 Bài 2: Đồ thị độ dịch chuyển theo thời gian. Độ dịch chuyển tổng hợp và vận tốc tổng hợp sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Vật Lí 10.

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 2: Đồ thị độ dịch chuyển theo thời gian. Độ dịch chuyển tổng hợp và vận tốc tổng hợp

I. Đồ thị độ dịch chuyển theo thời gian của chuyển động thẳng

1. Vẽ đồ thị độ dịch chuyển theo thời gian

- Biểu diễn sự thay đổi vị trí của một vật chuyển động trên đường thẳng bằng cách vẽ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian. Từ đồ thị có thể tính được vận tốc của vật.

Ví dụ: Sự thay đổi vị trí của một vật chuyển động trên đường thẳng

Độ dịch chuyển (m)

0

10

20

30

40

50

Thời gian (s)

0

1

2

3

4

5

Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 2: Đồ thị độ dịch chuyển theo thời gian. Độ dịch chuyển tổng hợp và vận tốc tổng hợp (ảnh 1)

- Độ dốc của đồ thị (hay còn gọi là hệ số góc) giá trị này chính là vận tốc

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 2: Đồ thị độ dịch chuyển theo thời gian. Độ dịch chuyển tổng hợp và vận tốc tổng hợp (ảnh 2)

- Dựa vào độ dốc của đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian, có thể biết một vật đang chuyển động nhanh hay chậm. Độ dốc càng lớn thì vật chuyển động càng nhanh. Nếu độ dốc âm, vật đang chuyển động theo ngược chiều dương đã chọn.

- Một số đồ thị độ dịch chuyển – thời gian

Vật đứng yên, độ dốc bằng không

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 2: Đồ thị độ dịch chuyển theo thời gian. Độ dịch chuyển tổng hợp và vận tốc tổng hợp (ảnh 3)

Vật đang chuyển động đột ngột đổi chiều, độ dốc từ dương chuyển sang âm

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 2: Đồ thị độ dịch chuyển theo thời gian. Độ dịch chuyển tổng hợp và vận tốc tổng hợp (ảnh 4)

Vật chuyển động thẳng theo một chiều, tốc độ không đổi, độ dốc không đổi

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 2: Đồ thị độ dịch chuyển theo thời gian. Độ dịch chuyển tổng hợp và vận tốc tổng hợp (ảnh 5)

2. Tính tốc độ từ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 2: Đồ thị độ dịch chuyển theo thời gian. Độ dịch chuyển tổng hợp và vận tốc tổng hợp (ảnh 6)

Giá trị của vận tốc bằng độ dốc của đường biểu diễn độ dịch chuyển-thời gian trong chuyển động thẳng:

Tốc độ: v=ΔdΔt ( Δd là độ dịch chuyển trong khoảng thời gian Δt ).

II. Độ dịch chuyển tổng hợp

- Khi vật di chuyển từ vị trí này đến một vị trí khác theo một số đoạn dịch chuyển khác nhau thì độ dịch chuyển cuối cùng của vật là tổng các độ dịch chuyển đó.

- Độ dịch chuyển tổng hợp chính là độ dịch chuyển từ vị trí đầu đến vị trí cuối.

- Ví dụ: Vật đi từ điểm A đến I qua các địa điểm B, C, D, E, F, G, H.

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 2: Đồ thị độ dịch chuyển theo thời gian. Độ dịch chuyển tổng hợp và vận tốc tổng hợp (ảnh 7)

- Độ dịch chuyển tổng hợp: AI=AB+BC+CD+DE+EF+FG+GH+HI có độ dài bằng độ dài đoạn AI.

- Quãng đường tổng hợp bằng độ dài s = AB + BC + CD + DE + EF + FG + GH + HI.

III. Vận tốc tổng hợp

Nếu một vật tham gia đồng thời hai chuyển động theo hai phương và mỗi phương có một vận tốc thì vận tốc tổng hợp bằng tổng các vận tốc này v=v1+v2.

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 2: Đồ thị độ dịch chuyển theo thời gian. Độ dịch chuyển tổng hợp và vận tốc tổng hợp (ảnh 8)

Vận tốc là một đại lượng vectơ nên hai hoặc nhiều vận tốc có thể được kết hợp bằng phép cộng vectơ.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Vật Lí lớp 10 Cánh diều hay khác: