Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 1: Lực và gia tốc
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Vật Lí lớp 10 Bài 1: Lực và gia tốc sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Vật Lí 10.
Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 1: Lực và gia tốc
I. Liên hệ giữa gia tốc với lực và khối lượng
- Lực có thể làm thay đổi tốc độ nhanh chậm hoặc hướng của chuyển động. Ta nói rằng lực gây ra gia tốc cho vật.
- Độ lớn gia tốc của một vật có khối lượng xác định tỉ lệ thuận với độ lớn của lực gây ra gia tốc cho vật.
- Một lực có độ lớn xác định gây ra cho các vật có khối lượng khác nhau các gia tốc có độ lớn tỉ lệ nghịch với khối lượng của mỗi vật.
II. Đơn vị cơ bản và đơn vị dẫn xuất
Trong hệ SI có 7 đơn vị là đơn vị cơ bản
Đại lượng |
Đơn vị |
Chiều dài |
Mét (m) |
Khối lượng |
Kilogam (kg) |
Thời gian |
Giây (s) |
Cường độ dòng điện |
Ampe (A) |
Nhiệt độ |
Kenvin (K) |
Lượng chất |
Mol (mol) |
Cường độ sáng |
Candela (cd) |
- Các đơn vị khác đều có thể biểu diễn qua các đơn vị cơ bản và được gọi là đơn vị dẫn xuất. Đơn vị dẫn xuất để đo một đại lượng được xác định bằng cách sử dụng định nghĩa hoặc biểu thức tính của đại lượng đó.
- Ví dụ: tốc độ trung bình được tính bằng tỉ số giữa quãng đường đi được và thời gian đi hết quãng đường đó nên đơn vị của nó trong hệ SI là m/s.
III. Định nghĩa đơn vị lực
- Một niutơn là độ lớn của một lực gây ra gia tốc 1 m/s2 cho vật có khối lượng 1 kg. Do đó: 1 N = 1 kg . 1 m/s2 = 1 kg.m/s2.
- Lực là một đại lượng được biểu diễn qua các đơn vị cơ bản theo biểu thức khá phức tạp. Khi đó để thuận tiện người ta dùng đơn vị niuton (N) thay cho kg.m/s2.