Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 4: Khối lượng riêng. Áp suất chất lỏng
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Vật Lí lớp 10 Bài 4: Khối lượng riêng. Áp suất chất lỏng sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Vật Lí 10.
Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài 4: Khối lượng riêng. Áp suất chất lỏng
I. Khối lượng riêng
Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.
Trong đó
+ (đọc là rô) là khối lượng riêng (kg/m3)
+ m là khối lượng vật (kg)
+ V là thể tích vật (m3)
Chất |
|
Không khí |
1,29 |
Oxygen |
1,43 |
Nước |
1000 |
Đá hoa cương |
2750 |
Đồng |
8900 |
Khối lượng riêng của một số chất
II. Áp suất
- Áp suất đặc trưng cho tác dụng của áp lực lên mỗi đơn vị diện tích bị ép.
Thí nghiệm minh họa tác dụng của áp lực
- Với một áp lực nhất định, diện tích bị ép càng lớn thì tác dụng của áp lực lên diện tích đó càng nhỏ, hay áp suất càng nhỏ.
- Công thức tính áp suất:
Trong đó
+ F là độ lớn áp lực, được đo bằng niuton (N)
+ S là diện tích bị ép, được đo bằng mét vuông (m2)
+ p là áp suất, được đo bằng pascan (Pa)
- Ngoài ra, áp suất còn được đo bằng một số đơn vị khác như atmotphe (atm), mmHg, …
1 atm = 760 mmHg = 105 Pa
III. Áp suất chất lỏng
- Chất lỏng không chỉ gây ra áp suất lên đáy bình chứa mà còn lên thành bình và lên mọi điểm trong chất lỏng.
- Tại mỗi điểm, áp lực lên diện tích bị ép được biểu thị bằng một mũi tên.
Áp lực do chất lỏng tác dụng lên bề mặt bị ép
- Áp suất của chất lỏng tại điểm có độ sâu h:
Trong đó
+ po là áp suất khí quyển trên mặt thoáng của chất lỏng (N/m2)
+ h là độ sâu của điểm ta xét đến mặt thoáng chất lỏng (m)
+ g là gia tốc trọng trường tại nơi đang xét (m/s2)
+ là khối lượng riêng của chất lỏng đang xét (kg/m3)
- Độ chênh lệch áp suất giữa hai điểm trong chất lỏng: không phụ thuộc vào áp suất po tại mặt thoáng.
- Một số ứng dụng:
Bình thông nhau
Máy nén thủy lực