X

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài mở đầu: Giới thiệu mục đích học tập môn Vật lí


Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Vật Lí lớp 10 Bài mở đầu: Giới thiệu mục đích học tập môn Vật lí sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Vật Lí 10.

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài mở đầu: Giới thiệu mục đích học tập môn Vật lí

I. Đối tượng nghiên cứu của vật lí học và mục tiêu của môn Vật lí

- Đối tượng nghiên cứu: Vật lí học là ngành khoa học nghiên cứu về chất, năng lượng và mối quan hệ giữa chúng.

- Mục tiêu: mô tả được quy luật vận động của thế giới vật chất quanh ta.

Trong trường phổ thông, học tập tốt môn Vật lí sẽ giúp bạn có được những kiến thức, kĩ năng phổ thông cốt lõi về: mô hình hệ vật lí, năng lượng và sóng, lực và trường.

II. Vật lí với cuộc sống, khoa học, kĩ thuật và công nghệ

1. Vật lí với cuộc sống

Tri thức vật lí có ảnh hưởng rất rộng, là cơ sở khoa học để chế tạo và giải thích nguyên tắc hoạt động của rất nhiều vật dụng.

Ví dụ:

- Tri thức vật lí giúp mô tả dòng điện chạy qua mạch của điện thoại.

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài mở đầu: Giới thiệu mục đích học tập môn Vật lí (ảnh 1)

- Nguyên lí hoạt động của lò vi sóng.

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài mở đầu: Giới thiệu mục đích học tập môn Vật lí (ảnh 2)

- Nguyên tắc chế tạo và nguyên lí hoạt động của tàu ngầm

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài mở đầu: Giới thiệu mục đích học tập môn Vật lí (ảnh 3)

2. Vật lí với khoa học, kĩ thuật và công nghệ

Vật lí học là một ngành khoa học có quan hệ mật thiết và là nền tảng cho nhiều ngành khoa học, kĩ thuật, công nghệ. Nhiều thành tựu của Vật lí học đã được ứng dụng rộng rãi, làm tiền đề cho các cuộc cách mạng công nghiệp. Ngược lại kĩ thuật và công nghệ cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển của vật lí.

- Vật lí với sự phát triển công nghệ nano: nghiên cứu các đối tượng có kích thước cỡ nanomet, cách kiểm soát năng lượng và chuyển động ở cấp độ nguyên tử. Từ đó giúp con người có thể chế tạo nên những vật liệu siêu nhỏ nhưng có công dụng không tưởng.

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài mở đầu: Giới thiệu mục đích học tập môn Vật lí (ảnh 4)

                                                                  Sợi nano

- Vật lí với sự phát triển laser và y học: nghiên cứu về một loại bức xạ có độ đơn sắc, độ kết hợp và tính định hướng cao. Trong y học, dao mổ bằng tia laser là dụng cụ mang lại lợi ích to lớn trong phẫu thuật.

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài mở đầu: Giới thiệu mục đích học tập môn Vật lí (ảnh 5)

                                         Máy đo laser sử dụng trong xây dựng

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài mở đầu: Giới thiệu mục đích học tập môn Vật lí (ảnh 6)

                                                            Mổ mắt bằng laser

- Vật lí với sự phát triển giao thông: chế tạo pin và acquy thế hệ mới có thể lưu trữ năng lượng nhiều hơn, thúc đẩy ngành sản xuất ô tô điện, tạo ra các phương tiện giao thông thân thiện với môi trường.

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài mở đầu: Giới thiệu mục đích học tập môn Vật lí (ảnh 7)

                                                                 Oto điện

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài mở đầu: Giới thiệu mục đích học tập môn Vật lí (ảnh 8)

                                                  Hệ thống camera giao thông

- Vật lí với sự phát triển bền vững: nghiên cứu công nghệ bán dẫn và vật liệu mới cho phép sử dụng năng lượng mặt trời, nhờ đó giảm đáng kể nhu cầu sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài mở đầu: Giới thiệu mục đích học tập môn Vật lí (ảnh 9)

                                                                 Pin mặt trời

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài mở đầu: Giới thiệu mục đích học tập môn Vật lí (ảnh 10)

                                                                 Vật liệu mới

III. Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí

Phương pháp nghiên cứu vật lí

- Phương pháp tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài mở đầu: Giới thiệu mục đích học tập môn Vật lí (ảnh 11)

- Ví dụ về kiến thức được hình thành từ quan sát thực nghiệm

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài mở đầu: Giới thiệu mục đích học tập môn Vật lí (ảnh 12)

- Ví dụ về kiến thức được hình thành từ suy luận dựa trên lí thuyết đã biết

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài mở đầu: Giới thiệu mục đích học tập môn Vật lí (ảnh 13)

IV. Sai số khi đo các đại lượng vật lí

1. Sai số ngẫu nhiên

- Là kết quả của những thay đổi trong các lần đo do các điều kiện thay đổi ngẫu nhiên (thời tiết, độ ẩm, nhiệt độ, …) gây ra. Sai số ngẫu nhiên có giá trị khác nhau trong các lần đo.

- Cách làm giảm sai số ngẫu nhiên là thực hiện đo lặp đi lặp lại nhiều lần.

Ví dụ: dùng đồng hồ bấm giây đo thời gian một vật chuyển động giữa hai vị trí A và B. Thao tác bấm START và STOP không đúng lúc dẫn đến có sai số sau các lần đo.

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài mở đầu: Giới thiệu mục đích học tập môn Vật lí (ảnh 14)

2. Sai số hệ thống

- Là sai số có giá trị không đổi trong các lần đo, được tiến hành bằng cùng dụng cụ và phương pháp đo.

- Cách làm giảm sai số dụng cụ là phải cải tiến dụng cụ hoặc phương pháp đo.

Ví dụ: dùng cân bị sai lệch 0,01 g để đo khối lượng một vật thì kết quả luôn tăng hoặc giảm 0,01 g sau mỗi lần đo.

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài mở đầu: Giới thiệu mục đích học tập môn Vật lí (ảnh 15)

3. Giá trị trung bình

Khi đo n lần cùng một đại lượng A, ta được các giá trị A1, A2, …, An

Giá trị trung bình được tính là: A¯=A1+A2+...+Ann

4. Sai số của phép đo

- Sai số tuyệt đối ứng với mỗi lần đo là hiệu số giữa giá trị trung bình và giá trị của mỗi lần đo.

ΔA1=A¯A1;ΔA2=A¯A2;...ΔAn=A¯An

- Sai số tuyệt đối trung bình của n lần đo: ΔA¯=ΔA1+ΔA2+...+ΔAnn

- Sai đố tuyệt đối của phép đo: ΔA=ΔA¯+ΔA' với ΔA' là sai số hệ thống.

5. Viết kết quả phép đo

Kết quả phép đo được viết dưới dạng: A=A¯±ΔA

Chú ý:

- Các chữ số có nghĩa:

+ Các chữ số khác 0 (ví dụ: 159 có ba chữ số có nghĩa).

+ Các chữ số 0 giữa hai chữ số khác 0 (ví dụ 103 có ba chữ số có nghĩa).

+ Chữ số 0 ở bên phải của dấu thập phân và một chữ số khác 0 (ví dụ: 1,90 có ba chữ số có nghĩa).

6. Sai số tỉ đối

- Là tỉ số (tính ra phần trăm) giữa sai số tuyệt đối và giá trị trung bình của đại lượng cần đo: δA=ΔAA¯×100% sai số tỉ đối càng nhỏ, phép đo càng chính xác.

- Chú ý:

+ Sai số tuyệt đối của một tổng hay hiệu bằng tổng sai số tuyệt đối của các số hạng.

Ví dụ: H = X + Y – Z thì ΔH=ΔX+ΔY+ΔZ

+ Sai số tỉ đối của một tích hay thương bằng tổng sai số tỉ đối của các thừa số.

Ví dụ: H=XYZ thì δH=δX+δY+δZ

+ Khi thực hiện các phép tính, phải đảm bảo rằng kết quả cuối cùng có cùng số chữ số có nghĩa với số có ít chữ số có nghĩa nhất được sử dụng trong các phép tính.

Ví dụ: tích của các độ dài: 12,5 m; 16 m và 15, 88 m có kết quả là 3176 nhưng phải được viết là 3,2.103 m3 vì số chữ số có nghĩa của 16 (số có ít chữ số có nghĩa nhất) là hai chữ số.

V. Một số quy định về an toàn

Nội quy an toàn phòng thực hành

Những việc cần làm

Những việc không được làm

1. Thực hiện các qui định của phòng thực hành.

2. Làm theo hướng dẫn của giáo viên.

3. Giữ phòng thực hành ngăn nắp, sạch sẽ.

4. Đeo găng tay và kính bảo hộ khi làm thí nghiệm với hóa chất và lửa.

5. Thận trọng khi dùng lửa bằng đèn cồn để phòng tránh cháy nổ.

6. Thông báo ngay với thầy cô giáo và các bạn khi gặp sự cố như đánh đổ hóa chất, làm vỡ ống nghiệm,…

7. Thu gom hóa chất thải, rác thải sau khi thực hành và để vào nơi quy định.

8. Rửa sạch tay bằng nước sạch và xà phòng khi kết thúc buổi thực hành.

1. Tự ý vào phòng thực hành.

2. Làm thí nghiệm khi chưa được thầy cô giáo cho phép.

3. Tự ý đổ lẫn các hóa chất vào nhau.

4. Đổ hóa chất vào cống thoát nước hoặc ra môi trường.

5. Ăn, uống trong hòng thực hành.

6. Chạy nhảy, làm mất trật tự.

7. Chú ý các biển cảnh báo.

Các em cần hiểu từng kí hiệu trước khi bắt đầu học tập ở trong phòng thí nghiệm

Lý thuyết Vật Lí 10 Cánh diều Bài mở đầu: Giới thiệu mục đích học tập môn Vật lí (ảnh 16)

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Vật Lí lớp 10 Cánh diều hay khác: