Lý thuyết Vật Lí 10 Kết nối tri thức Bài 1: Làm quen với Vật lí
Haylamdo sưu tầm và biên soạn lý thuyết Vật Lí lớp 10 Bài 1: Làm quen với Vật lí sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Vật Lí 10.
Lý thuyết Vật Lí 10 Kết nối tri thức Bài 1: Làm quen với Vật lí
I. Đối tượng nghiên cứu của vật lí và mục tiêu của môn vật lí
- Vật lí là môn khoa học tự nhiên có đối tượng nghiên cứu tập trung vào các dạng vận động của vật chất (chất, trường), năng lượng.
- Các lĩnh vực nghiên cứu của vật lí: cơ học, điện học, điện từ học, quang học, âm học, nhiệt học, nhiệt động lực học đến vật lí nguyên tử và hạt nhân, vật lí lượng tử, thuyết tương đối.
- Việc học tập môn Vật lí giúp các em hình thành, phát triển năng lực vật lí với các biểu hiện chính sau đây:
+ Có được những kiến thức, kĩ năng cơ bản về vật lí.
+ Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để khám phá, giải quyết các vấn đề có liên quan trong học tập cũng như trong đời sống.
+ Nhận biết được năng lực, sở trường của bản thân, định hướng nghề nghiệp.
II. Quá trình phát triển của Vật lí
Các giai đoạn chính trong quá trình phát triển của Vật lí.
III. Vai trò của vật lí đối với khoa học, kĩ thuật và công nghệ
- Vật lí được coi là cơ sở của khoa học tự nhiên, các khái niệm, định luật, nguyên lí của Vật lí được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của KHTN, dùng để giải thích cơ chế của các hiện tượng tự nhiên từ vi mô đến vĩ mô.
- Vật lí là cơ sở của công nghệ.
+ Máy hơi nước do James Watt sáng chế năm 1765 đã tạo nên bước khởi đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.
+ Việc khám phá ra hiện tượng cảm ứng điện từ của nhà vật lí Faraday vào cuối thế kỉ XIX đã mở đầu cho kỉ nguyên sử dụng điện năng và là một trong những cơ sở cho sự ra đời của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai.
+ Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba bắt đầu từ những năm 70 của thế kỉ XX với đặc trưng là tự động hóa các quá trình sản xuất cũng là nhờ có những thành tựu nghiên cứu về điện tử, chất bán dẫn và vi mạch…
+ Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 bắt đầu vào thế kỉ XXI, đặc trưng của cuộc cách mạng này là sử dụng trí tuệ nhân tạo, robot, internet toàn cầu, công nghệ nano, các thiết bị thông minh.
- Vai trò của Vật lí trong sự phát triển các công nghệ trên cho thấy sự ảnh hưởng to lớn của nó đối với cuộc sống con người, mọi thiết bị con người sử dụng đều gắn với những thành tựu nghiên cứu của Vật lí.
- Việc ứng dụng các thành tựu của Vật lí vào công nghệ không chỉ mang lại lợi ích cho nhân loại mà còn có thể làm ô nhiễm môi trường sống, hủy hoại hệ sinh thái, … nếu không được sử dụng đúng phương pháp và đúng mục đích.
IV. Phương pháp nghiên cứu vật lí
1. Phương pháp thực nghiệm
Phương pháp thực nghiệm là phương pháp quan trọng của Vật lí. Người ta thực hiện phương pháp này theo quy trình trong sơ đồ sau:
2. Phương pháp mô hình
Một số mô hình thường dùng ở trường phổ thông
- Mô hình vật chất: đó là các vật thu nhỏ hoặc phóng to của vật thật, có một số đặc điểm giống vật thật.
Mô hình quả địa cầu
- Mô hình lí thuyết: đưa ra một số khái niệm mô hình về chất điểm, tia sáng để biểu diễn sự chuyển động của vật, sự truyền ánh sáng.
Mô hình tia sáng
- Mô hình toán học: đó là các công thức, phương trình, đồ thị, kí hiệu … của toán học dùng để mô tả các đặc điểm của các đối tượng nghiên cứu.
Các công thức
- Các bước cần thiết cho việc xây dựng mọi loại mô hình: