X

Lý thuyết Vật Lí 10 Kết nối tri thức

Lý thuyết Vật Lí 10 Kết nối tri thức Bài 4: Độ dịch chuyển và quãng đường đi được


Haylamdo sưu tầm và biên soạn lý thuyết Vật Lí lớp 10 Bài 4: Độ dịch chuyển và quãng đường đi được sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Vật Lí 10.

Lý thuyết Vật Lí 10 Kết nối tri thức Bài 4: Độ dịch chuyển và quãng đường đi được

I. Vị trí của vật chuyển động tại các thời điểm

Khi vật chuyển động thì vị trí của vật so với vật được chọn làm mốc thay đổi theo thời gian.

- Để xác định vị trí của vật người ta dùng hệ tọa độ vuông góc có gốc là vị trí của vật mốc, trục hoành Ox và trục tung Oy. Các giá trị trên các trục tọa độ được xác định theo một tỉ lệ xác định.

Ví dụ:

Lý thuyết Vật Lí 10 Kết nối tri thức Bài 4: Độ dịch chuyển và quãng đường đi được

Lý thuyết Vật Lí 10 Kết nối tri thức Bài 4: Độ dịch chuyển và quãng đường đi được

- Để xác định thời điểm, người ta phải chọn một mốc thời gian, đo khoảng thời gian từ thời điểm được chọn làm mốc đến thời điểm cần xác định.

⇒ Hệ tọa độ kết hợp với mốc thời gian và đồng hồ đo thời gian được gọi là hệ quy chiếu.

Lý thuyết Vật Lí 10 Kết nối tri thức Bài 4: Độ dịch chuyển và quãng đường đi được

II. Độ dịch chuyển

- Đại lượng vừa cho biết độ dài vừa cho biết hướng của sự thay đổi vị trí của vật gọi là độ dịch chuyển. Độ dịch chuyển là đại lượng vectơ.

- Độ dịch chuyển được biểu diễn bằng một mũi tên nối vị trí đầu và vị trí cuối của chuyển động có độ dài tỉ lệ với độ lớn của độ dịch chuyển. Kí hiệu là d .

Ví dụ:

Lý thuyết Vật Lí 10 Kết nối tri thức Bài 4: Độ dịch chuyển và quãng đường đi được

Vecto độ dịch chuyển của một vật chuyển động

Lý thuyết Vật Lí 10 Kết nối tri thức Bài 4: Độ dịch chuyển và quãng đường đi được

Vecto độ dịch chuyển của một vật chuyển động

III. Phân biệt độ dịch chuyển và quãng đường đi được

- Quãng đường là độ dài quỹ đạo chuyển động của vật.

- Độ dịch chuyển được biểu diễn bằng một mũi tên nối vị trí đầu và vị trí cuối của chuyển động có độ dài tỉ lệ với độ lớn của độ dịch chuyển.

Ví dụ: bạn A xuất phát từ 46 Khâm Thiên đến trường THPT Kim Liên.

Lý thuyết Vật Lí 10 Kết nối tri thức Bài 4: Độ dịch chuyển và quãng đường đi được

Quãng đường là đường màu xanh

Độ dịch chuyển là đường màu vàng

- Khi vật chuyển động thẳng, không đổi chiều thì độ lớn của độ dịch chuyển và quãng đường đi được bằng nhau. Khi vật chuyển động thẳng, có đổi chiều thì độ lớn của độ dịch chuyển và quãng đường đi được không bằng nhau.

IV. Tổng hợp độ dịch chuyển

Có thể dùng phép cộng vectơ để tổng hợp độ dịch chuyển của vật.

Ví dụ:

Lý thuyết Vật Lí 10 Kết nối tri thức Bài 4: Độ dịch chuyển và quãng đường đi được

Người thứ nhất đi theo quỹ đạo A → B → C.

Độ dịch chuyển tổng hợp là: AC=AB+BC

Độ lớn của độ dịch chuyển là: AC=AB2+BC2

Hướng của độ dịch chuyển hợp với phương ngang góc 45o.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Vật Lí lớp 10 Kết nối tri thức hay khác: