Lý thuyết Vật Lí 10 Kết nối tri thức Bài 31: Động học của chuyển động tròn đều
Haylamdo sưu tầm và biên soạn lý thuyết Vật Lí lớp 10 Bài 31: Động học của chuyển động tròn đều sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Vật Lí 10.
Lý thuyết Vật Lí 10 Kết nối tri thức Bài 31: Động học của chuyển động tròn đều
I. Mô tả chuyển động tròn
Trong cuộc sống hằng ngày ta gặp nhiều vật chuyển động tròn như:
Chuyển động tròn của các cabin
Chuyển động tròn của đầu kim đồng hồ
- Để xác định vị trí của vật chuyển động tròn ta có thể dựa vào quãng đường đi s (độ dài cung tròn) hoặc độ dịch chuyển góc θ tính từ vị trí ban đầu.
Mối quan hệ giữa độ dài cung s với góc chắn tâm θ và bán kính đường tròn r:
- Đổi các góc: 360o = 2π (rad).
II. Chuyển động tròn đều. Tốc độ và tốc độ góc
1. Tốc độ
Chuyển động tròn đều là chuyển động theo quỹ đạo tròn có tốc độ không thay đổi:
= hằng số
2. Tốc độ góc
- Tốc độ góc trong chuyển động tròn đều bằng độ dịch chuyển góc chia cho thời gian dịch chuyển:
- Đơn vị: rad/s
- Mối liên hệ: v = ω.r
- Chu kì (T) trong chuyển động tròn đều là thời gian để vật quay hết một vòng tròn.
- Tần số (f) là số vòng vật đi được trong một giây. Đơn vị: héc (Hz).
III. Vận tốc trong chuyển động tròn đều
- Tại mỗi thời điểm, vectơ vận tốc tức thời sẽ có phương trùng với tiếp tuyến của đường tròn.
- Trong chuyển động tròn đều, độ lớn của vận tốc tức thời không đổi nhưng hướng luôn thay đổi.
Hình ảnh trực quan mô tả vận tốc tức thời có phương tiếp tuyến với quỹ đạo