Lý thuyết Vật Lí 10 Kết nối tri thức Bài 34: Khối lượng riêng. Áp suất chất lỏng
Haylamdo sưu tầm và biên soạn lý thuyết Vật Lí lớp 10 Bài 34: Khối lượng riêng. Áp suất chất lỏng sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Vật Lí 10.
Lý thuyết Vật Lí 10 Kết nối tri thức Bài 34: Khối lượng riêng. Áp suất chất lỏng
I. Khối lượng riêng
- Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó:
- Đơn vị: kg/m3.
II. Áp lực và áp suất
1. Áp lực
a) Khái niệm áp lực
Lực ép có phương vuông góc với bề mặt tiếp xúc được gọi là áp lực
b) Áp lực phụ thuộc những yếu tố nào?
- Áp lực phụ thuộc vào diện tích bề mặt tiếp xúc và khối lượng của vật.
2. Áp suất
- Để đặc trưng cho tác dụng của áp lực người ta dùng khái niệm áp suất, có độ lớn bằng áp lực chia cho diện tích bị ép.
- Đơn vị: N/m2, có tên gọi là paxcan (Pa).
1Pa = 1N/m2
- Áp suất ở một số trường hợp khác nhau:
Xe tăng đi trên đất bùn dễ dàng
Ô tô bị sa lầy đi trên đất bùn
III. Áp suất của chất lỏng
1. Sự tồn tại áp suất chất lỏng
Vật ở trong chất lỏng sẽ chịu áp suất của chất lỏng tác dụng lên vật theo mọi phương.
Người thợ lặn chịu áp suất của chất lỏng từ mọi phía
2. Công thức tính áp suất chất lỏng
- Công thức: p = pa + ρgh
- Trong đó:
+ p là áp suất của chất lỏng tác dụng lên đáy bình.
+ pa là áp suất của khí quyển trên mặt thoáng của chất lỏng.
+ ρ là khối lượng riêng của chất lỏng.
+ g là gia tốc trọng trường.
+ h là chiều cao của cột chất lỏng, cũng là độ sâu của chất lỏng so với mặt thoáng.
- Chất lỏng truyền áp suất theo mọi hướng nên áp suất mà ta tính được ở trên cũng là áp suất của chất lỏng tác dụng lên các điểm ở thành bình có khoảng cách tới mặt thoáng chất lỏng là h.
3. Phương trình cơ bản của chất lưu đứng yên
- Độ chênh lệch về áp suất của chất lưu giữa hai điểm M và N:
∆p = ρg∆h