Lý thuyết Vật Lí 10 Kết nối tri thức Bài 7: Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian
Haylamdo sưu tầm và biên soạn lý thuyết Vật Lí lớp 10 Bài 7: Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Vật Lí 10.
Lý thuyết Vật Lí 10 Kết nối tri thức Bài 7: Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian
I. Chuyển động thẳng
- Chuyển động thẳng có quỹ đạo chuyển động là đường thẳng.
- Khi vật chuyển động thẳng theo một chiều không đổi thì độ dịch chuyển và quãng đường đi được có độ lớn như nhau (d = s), vận tốc và tốc độ có độ lớn như nhau.
- Khi vật đang chuyển động thẳng theo chiều dương, nếu đổi chiều chuyển động thì trong khoảng thời gian chuyển động ngược chiều đó quãng đường đi được vẫn có giá trị dương, còn độ dịch chuyển có giá trị âm, tốc độ vẫn có giá trị dương còn vận tốc có giá trị âm.
II. Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian trong chuyển động thẳng
1. Cách vẽ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian (d – t) trong chuyển động thẳng đều
Trong chuyển động thẳng đều thì d = v.t (với v là một hằng số). Biểu thức d = v.t có dạng giống biểu thức của hàm số y = a.x nên đồ thị có dạng là một đoạn thẳng.
Ví dụ:
Vật đứng yên
Vật chuyển động thẳng đều theo một chiều
2. Sử dụng đồ thị độ dịch chuyển – thời gian trong chuyển động thẳng
Ví dụ với đồ thị độ dịch chuyển – thời gian như hình dưới
- Sử dụng đồ thị mô tả được chuyển động của vật
+ Từ giây 0 đến giây thứ 3: xe chuyển động thẳng.
+ Từ giây thứ 3 đến giây thứ 5: xe đứng yên không chuyển động.
- Sử dụng đồ thị để tính được vận tốc
+ Độ dịch chuyển của xe trong 3 giây đầu là: d = 7 – 1 = 6 m
+ Vận tốc của xe trong 3 s đầu là:
III. Vận tốc và đồ thị độ dịch chuyển – thời gian trong chuyển động thẳng
Từ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian tính được giá trị của vận tốc.
Hệ số góc (độ dốc) của đường biểu diễn OL chính là độ lớn của vận tốc.
Độ dốc =
- Độ dốc của đồ thị trong chuyển động thẳng cho biết độ lớn vận tốc chuyển động.