Lý thuyết Vật Lí 10 Kết nối tri thức Bài 25: Động năng, thế năng
Haylamdo sưu tầm và biên soạn lý thuyết Vật Lí lớp 10 Bài 25: Động năng, thế năng sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Vật Lí 10.
Lý thuyết Vật Lí 10 Kết nối tri thức Bài 25: Động năng, thế năng
I. Động năng
1. Khái niệm động năng
- Động năng là năng lượng vật có được do chuyển động
Trong đó:
+ m là khối lượng của vật (kg),
+ v là vận tốc của vật chuyển động (m/s).
+ Wd là động năng, có đơn vị là jun (J).
Sóng thần có động năng rất lớn
Thiên thạch có động năng rất lớn
Người chạy bộ có động năng
2. Liên hệ giữa động năng và công của lực
- Xét vật khối lượng m chuyển động thẳng biến đổi đều với gia tốc a từ trạng thái đứng yên dưới tác dụng của lực không đổi F.
- Động năng của vật có giá trị bằng công của lực tác dụng lên vật.
Wđ = A hay
II. Thế năng
1. Khái niệm thế năng trọng trường
- Một vật ở độ cao h so với mặt đất thì lưu trữ năng lượng dưới dạng thế năng trọng trường.
- Công thức: Wt = P.h = mgh.
- Đơn vị: jun (J).
Lưu ý:
- Độ lớn của thế năng trọng trường phụ thuộc vào việc chọn mốc tính độ cao.
- Ngoài thế năng trọng trường còn có dạng thế năng đàn hồi (của những vật có tính chất đàn hồi như lò xo, dây cao su, …)
Búa máy ở độ cao h dự trữ thế năng trọng trường
Vận động viên bơi lội nhảy cầu dự trữ thế năng trọng trường
Khi kéo cung, cánh cung dự trữ thế năng đàn hồi
2. Liên hệ giữa thế năng và công của lực thế
- Thế năng của vật ở độ cao h có độ lớn bằng công của lực dùng để nâng đều vật lên độ cao này.
A = F.s = P.h = m.g.h = Wt
- Công trong trường hợp này được gọi là công của lực thế, nó không phụ thuộc vào độ lớn quãng đường đi được mà chỉ phụ thuộc vào sự chênh lệch độ cao của vị trí đầu và vị trí cuối.
Vật di chuyển từ B đến A thì công của lực nâng chỉ phụ thuộc vào vị trí A và B chứ không phụ thuộc vào độ dài A và B