Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 13 Tiết 2 trang 46, 47
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tuần 13 Tiết 2 trang 46, 47 Dành cho buổi học thứ hai giúp học sinh làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Buổi học thứ 2 Tập 1.
Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 13 Tiết 2 trang 46, 47
Bài 1 (trang 46, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Nêu công dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong mỗi trường hợp sau đây:
a. Sách Dế Mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài đã đạt được những con số rất ấn tượng:
- Hơn 100 lần tái bản trong nước
- Được xuất bản ở gần 40 quốc gia trên thế giới
- Được dịch sang 15 thứ tiếng
(Theo Huy Quang)
-> Dấu gạch ngang trên đây dùng để:………..
b. Một lần, bác sĩ Ly – một người nổi tiếng nhân từ - đến thăm bệnh cho ông chủ quán trọ.
-> Dấu gạch ngang trên đây dùng để………
c. Sau đó, cha quay sang hỏi mẹ:
- Mẹ nó có biết dân số của Nê-pan là bao nhiêu không?
Mẹ cậu cười, hỏi lại:
- Nê-pan ư? Nó ở đâu nhỉ?
(Theo Trương Cần)
-> Dấu gạch ngang trên dùng để……….
d. Hang Sơn Đoòng là hang động lớn nhất thế giới, thuộc vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình.
-> Dấu gạch ngang trên đây dùng để ………
Trả lời:
a. Đánh dấu các ý trong đoạn văn liệt kê.
b. Đánh dấu bộ phận chú thích trong câu.
c. Đánh dấu lời nói trực tiếp của các nhân vật.
d. Nối các từ ngữ trong một liên danh.
Bài 2 (trang 46, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Điền từ thích hợp vào chỗ trống để chỉ ra sự khác nhau trong cách dùng dấu gạch ngang giữa hai đoạn văn sau:
a. Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa liêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng...
(Vũ Bằng)
b. Mô-da bỗng xót thương Giô-dép – vị hoàng đế của Đế quốc La Mã thần thánh nhiều khát vọng vĩ đại nhưng thất bại.
(Theo Lê Anh Tuấn và Bùi Anh Tú, Kể chuyện Âm nhạc)
(trước, giữa, cuối, sau)
Sự khác nhau đó là:
Đoạn a: Bộ phận chú thích nằm ở………..câu, nên……….. và………. phần chú thích đều có dấu gạch ngang.
Đoạn b: Bộ phận chú thích nằm ở………... câu, nên dấu gạch ngang chỉ nằm ở…………... phần chú thích
Trả lời:
Đoạn a: Bộ phận chú thích nằm ở giữa câu, nên đầu và cuối phần chú thích đều có dấu gạch ngang.
Đoạn b: Bộ phận chú thích nằm ở cuối câu, nên dấu gạch ngang chỉ nằm ở đầu phần chú thích
Bài 3 (trang 47, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Thêm dấu gạch ngang vào những vị trí thích hợp trong những đoạn văn sau:
a. Xuống tàu, chúng tôi hỏi thăm đường đến nhà thấy, một ngôi nhà nhỏ cuối làng.
Bố nhẹ nhàng gõ cửa. Ra mở cửa là một cụ già râu tóc đã bạc.
Con chào thấy ạ! Bố vừa nói vừa ngả mũ ra.
(Theo A-mi-xi, Người thấy đầu tiên của bố tôi)
b. Cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia 2023 cuối cùng cũng đi đến chặng chung kết năm 4 thí sinh xuất sắc nhất gồm: với
Nguyễn Việt Thành (Trường THPT Sóc Sơn, thành phố Hà Nội)
Nguyễn Minh Triết (Trường THPT chuyên Quốc học, tỉnh Thừa Thiên Huế)
Lê Xuân Mạnh (Trường THPT Hàm Rồng, tỉnh Thanh Hóa)
Nguyễn Trọng Thành (Trường THPT chuyên Trần Phú, thành phố Hải Phòng)
(Theo vtv.vn)
c. Việt Nam Lào Campuchia là thế chân kiếng với ba nước láng giềng gần gũi. Tình cảm giữa nhân dân ba nước luôn gắn bó keo sơn.
Trả lời:
a. Xuống tàu, chúng tôi hỏi thăm đường đến nhà thầy - một ngôi nhà nhỏ cuối làng.
Bố nhẹ nhàng gõ cửa. Ra mở cửa là một cụ già râu tóc đã bạc.
- Con chào thấy ạ! - Bố vừa nói vừa ngả mũ ra.
(Theo A-mi-xi, Người thấy đầu tiên của bố tôi)
b. Cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia 2023 cuối cùng cũng đi đến chặng chung kết năm với 4 thí sinh xuất sắc nhất gồm:
- Nguyễn Việt Thành (Trường THPT Sóc Sơn, thành phố Hà Nội)
- Nguyễn Minh Triết (Trường THPT chuyên Quốc học, tỉnh Thừa Thiên Huế)
- Lê Xuân Mạnh (Trường THPT Hàm Rồng, tỉnh Thanh Hóa)
- Nguyễn Trọng Thành (Trường THPT chuyên Trần Phú, thành phố Hải Phòng)
(Theo vtv.vn)
c. Việt Nam - Lào - Campuchia là thế chân kiếng với ba nước láng giềng gần gũi. Tình cảm giữa nhân dân ba nước luôn gắn bó keo sơn.