Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 17 Tiết 2 trang 63, 64
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tuần 17 Tiết 2 trang 63, 64 Dành cho buổi học thứ hai giúp học sinh làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Buổi học thứ 2 Tập 1.
Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 17 Tiết 2 trang 63, 64
Bài 1 (trang 63, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Gạch dưới các kết từ trong đoạn trích sau:
TỤC KẾT CHẠ VỚI HÁT QUAN HỌ
Xứ Bắc có mật độ kết chạ đậm đặc vào bậc nhất vùng đồng bằng Bắc Bộ. Tục kết chạ giữa các làng xã được xem là nguồn gốc của hát quan họ.
Các cụ ở lũng Giang và Tam Sơn kể rằng xưa người Lũng Giang (Lim) mua gỗ từ Thanh Hoá về để làm đình. Bè đi trên sông Tiêu Tương đến địa phận Tam Sơn thì bị mắc cạn, dân Tam Sơn ra rất đông để cứu giúp. Từ đấy hai bên kết chạ với nhau, khi có việc đều báo cho nhau biết và dân làng kia cử đại diện sang viếng hoặc mừng. Những dịp hội hè đình đám, người ta mời nhau đến hò hát cầu vui, trai làng này hát với gái làng kia. Tục này cứ thế mà lưu truyền, rồi bài hát cũng được sáng tác mới cho phù hợp với ý tình đôi bên. Lối hát ấy sau gọi là quan họ.
(Theo Lê Danh Khiêm)
Xứ Bắc: một trong bốn xứ (Đông, Nam, Đoài, Bắc) thời xưa, ở về phía đông bắc kinh đô Thăng Long, bao gồm chủ yếu hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang ngày nay.
Trả lời:
TỤC KẾT CHẠ VỚI HÁT QUAN HỌ
Xứ Bắc có mật độ kết chạ đậm đặc vào bậc nhất vùng đồng bằng Bắc Bộ. Tục kết chạ giữa các làng xã được xem là nguồn gốc của hát quan họ.
Các cụ ở lũng Giang và Tam Sơn kể rằng xưa người Lũng Giang (Lim) mua gỗ từ Thanh Hoá về để làm đình. Bè đi trên sông Tiêu Tương đến địa phận Tam Sơn thì bị mắc cạn, dân Tam Sơn ra rất đông để cứu giúp. Từ đấy hai bên kết chạ với nhau, khi có việc đều báo cho nhau biết và dân làng kia cử đại diện sang viếng hoặc mừng. Những dịp hội hè đình đám, người ta mời nhau đến hò hát cầu vui, trai làng này hát với gái làng kia. Tục này cứ thế mà lưu truyền, rồi bài hát cũng được sáng tác mới cho phù hợp với ý tình đôi bên. Lối hát ấy sau gọi là quan họ.
(Theo Lê Danh Khiêm)
Bài 2 (trang 63, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Điền kết từ thích hợp để hoàn chỉnh câu.
a. Chú tôi rất thích xem tranh trừu tượng……… không hiểu mấy.
b. Bạn tôi không quan tâm……… âm nhạc………. thích hội họa.
c. Bác lam mua sách…… trưng bày.
d. Tôi thích Thế giới động vật…. em tôi……….. thích hoạt hình.
Trả lời:
a. Chú tôi rất thích xem tranh trừu tượng nhưng không hiểu mấy.
b. Bạn tôi không quan tâm tới âm nhạc nhưng thích hội họa.
c. Bác lam mua sách và trưng bày.
d. Tôi thích Thế giới động vật nhưng em tôi lại thích hoạt hình.
Bài 3 (trang 63, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Dùng các kết từ (in nghiêng) để đặt câu theo mẫu đã cho.
Kết từ |
Đặt câu |
Bạn ấy học giỏi nhưng kiêu căng |
|
Ngôi nhà này nhỏ nhưng có vườn. |
|
Tôi nói mãi mà nó không nghe. |
|
Tôi sẽ tặng quyển sách mà bạn thích. |
|
Trả lời:
Kết từ |
Đặt câu |
Bạn ấy học giỏi nhưng kiêu căng |
Bạn ấy gầy nhưng rất khỏe. |
Ngôi nhà này nhỏ nhưng có vườn. |
Cái xe cũ nhưng đi rất tốt. |
Tôi nói mãi mà nó không nghe. |
Tôi dỗ dành mãi mà nó vẫn khóc. |
Tôi sẽ tặng quyển sách mà bạn thích. |
Chúng tôi ăn kem mà Lan thích. |
Bài 4 (trang 64, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Điền kết từ rồi giải đố.
a. Mặt……….. có, mắt miệng không
…………….. khi lên tiếng sấm rung khác gì!
(Là ……………………..)
b. Cây gì ………… chẳng trổ hoa
Đậu quả bầu già cái cuống một dây
Tiếng kêu trầm bổng đắm say
Tay…….. gẩy đến ngất ngây lòng người.
(Là ………………………)
Trả lời:
a. Mặt thì có, mắt miệng không
Nhưng khi lên tiếng sấm rung khác gì!
(Là cái trống)
b. Cây gì mà chẳng trổ hoa
Đậu quả bầu già cái cuống một dây
Tiếng kêu trầm bổng đắm say
Tay mà gẩy đến ngất ngây lòng người.
(Là cây đàn bầu)