Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 5 Tiết 1 trang 19, 20


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tuần 5 Tiết 1 trang 19, 20 Dành cho buổi học thứ hai giúp học sinh làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Buổi học thứ 2 Tập 1.

Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 5 Tiết 1 trang 19, 20

Bài 1 (trang 19, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Đọc.

DÒNG SÔNG QUÊ HƯƠNG

Mỗi khi đi đâu xa, hình ảnh đầu tiên mà tôi nhớ đến là con sông quê hương. Con sông đã gắn bó với bao kỉ niệm thời thơ ấu.

Tôi không biết con sông quê tôi bắt nguồn từ nơi nào. Tôi cũng không biết ai đặt tên nó sông Thương, chỉ biết rằng chảy qua quê tôi, con sông thật hiền hòa. Nước sông trong xanh soi tóc những hàng tre bên bờ. Hai bên bờ sông có những thảm cỏ trải dài trông giống như tấm đệm khổng lồ. Những buổi chiều râm mát, tôi cùng các bạn trong xóm thường rủ nhau ra đây nô đùa, có lúc chúng tôi nằm trên tấm đệm ấy mà ngắm bầu trời trong xanh, cao vút. Hàng ngày, tôi đến trường trên con đê ngoằn ngoèo bên bờ sông. Kia là bến nước nơi các mẹ, các chị thường xuyên ra đây để giặt giũ. Chỗ nào bên dòng sông cũng thân thương!

Dòng sông Thương chảy qua làng tôi nên quanh năm dân làng không phải lo hạn hán như nhiều nơi khác. Dân làng tôi đào mương từ bờ sông đi đến các cánh đồng. Nước sông được bơm vào ruộng, tưới mát cho cả cánh đồng rộng lớn. Nhờ thế cánh đồng quê tôi năm nào cũng hai ba vụ lúa, ngô tươi tốt.

Dù thời gian có trôi đi nhưng hình ảnh con sông Thương quê hương mãi nguyên vẹn trong tâm trí tôi. Con sông không bao giờ cạn như tình yêu của tôi với con sông cũng không bao giờ với cạn.

(Theo Nguyễn Thị Như Quỳnh)

Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 5 Tiết 1 trang 19, 20

Trả lời:

Em đọc văn bản, chú ý các từ dễ đọc sai như: ngoằn ngoèo, giặt giũ,…

Bài 2 (trang 19, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Tác giả thương nhớ đến cảnh vật nào của quê hương mỗi khi đi đâu xa? Vì sao?

Trả lời:

- Tác giả thương nhớ đến con sông quê hương vì con sông đã gắn bó với biết bao kỉ niệm thời thơ ấu.

Bài 3 (trang 20, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Dòng sông quê hương được tác giả giới thiệu thế nào?

Tên gọi

Đặc điểm

Trạng thái dòng chảy: hiền hòa

Màu sắc của nước sông:

Thảm cỏ hai bên bờ sông:

Trả lời:

Tên gọi

Sông Thương

Đặc điểm

Trạng thái dòng chảy: hiền hòa

Màu sắc của nước sông: trong xanh soi tóc những hàng tre bên bờ.

Thảm cỏ hai bên bờ sông:trai dài trông giống như tấm đệm khổng lồ.

Bài 4 (trang 20, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Dòng sông quê hương đã gợi nhớ những kỉ niệm tuổi thơ nào của tác giả?

Trả lời:

- Dòng sông quê hương đã gợi nhớ đến những kỉ niệm tuổi thơ của tác giả:

+ Những buổi chiều râm mát, cùng các bạn trong xóm rủ nhau ra sông nô đùa, nằm trên thảm cỏ mà ngắm nhìn bầu trời trong xanh, cao vút.

+ Hàng ngày đến trường trên con đê ngoằn ngoèo bên kia sông.

+ Bến nước là nơi các mẹ, các chị thường xuống đây để giặt giũ.

Bài 5 (trang 20, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Dòng sông có ý nghĩa như thế nào với dân làng?

Trả lời:

- Ý nghĩa của dòng sông đối với dân làng:

+ Là nơi vui chơi cho trẻ con.

+ Là nơi các bà, các mẹ giặt giũ.

+ Là nơi cung cấp nước sinh hoạt, trồng trọt.

Bài 6 (trang 20, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Tác giả muốn nói điều gì qua đoạn cuối?

Trả lời:

- Qua đoạn cuối, tác giả thể hiện tình yêu với dòng sông Thương, đây là một tình yêu mãnh liệt, vẹn nguyên và không bao giờ vơi cạn.

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Dành cho buổi học thứ hai hay, chi tiết khác: