Cách giải bài tập xác suất trong di truyền quần thể - quần thể tự phối - Sinh học lớp 12
Cách giải bài tập xác suất trong di truyền quần thể - quần thể tự phối
Với Cách giải bài tập xác suất trong di truyền quần thể - quần thể tự phối Sinh học lớp 12 gồm đầy đủ phương pháp giải, ví dụ minh họa và bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập xác suất trong di truyền quần thể - quần thể tự phối từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Sinh học lớp 12.
XÁC SUẤT TRONG DI TRUYỀN QUẦN THỂ
DẠNG BÀI: QUẦN THỂ TỰ PHỐI
A. LƯU Ý LÝ THUYẾT
Quần thể tự phối là quần thể có các cá thể sinh sản hữu tính bằng tự thụ tinh hoặc tự thụ phấn. Ở quần thể tự phối, có tỉ lệ kiểu gen không theo công thức của định luật Hacdi-Vanberg (không cân bằng di truyền).
- Đối với quần thể tự phối, khi tính tỉ lệ kiểu gen phải căn cứ vào tỉ lệ kiểu gen Aa theo công thức:
Thế hệ xuất phát của một quần thể tự phối có xAA + yAa + zaa = 1.
Thì ở thế hệ Fn:
tỉ lệ kiểu gen
tỉ lệ kiểu gen
tỉ lệ kiểu gen
B. CÁC DẠNG BÀI TẬP THƯỜNG GẶP
1. Dạng bài toán chỉ có 1 cặp gen
Đối với dạng bài tập này thì nên tiến hành theo 3 bước sau: Bước 1: Xác định cấu trúc di truyền của quần thể ở thời điểm tính xác suất Bước 2: Tìm tỉ lệ của loại kiểu hình (hoặc kiểu gen) cần tính xác suất Bước 3: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất |
Bài 1: Một quần thể tự phối ở thế hệ xuất phát có tỉ lệ kiểu gen là 0,1 AA : 0,4Aa : 0,5aa. Ở thế hệ F2, lấy ngẫu nhiên 1 cá thể, xác suất để thu được cá thể thuần chủng là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
Bước 1: Xác định cấu trúc di truyền của quần thể ở thời điểm F2
- Khi các cá thể tự phối thì
Ở thế hệ F2 có kiểu gen Aa chiếm tỉ lệ
Kiểu gen AA có tỉ lệ
Kiểu gen aa có tỉ lệ
- Cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F2 là 0,25 AA + 0,1 Aa + 0,65aa =1.
Bước 2: Tìm tỉ lệ cá thể thuần chủng ở F2.
Cá thể thuần chủng gồm có 0,25AA và 0,65aa.
Ở F2, cá thể thuần chủng chiếm tỉ lệ = 0,25 + 0,65 = 0,9.
Bước 3: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất
Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể thì xác suất để thu được cá thể thuần chủng = 0,9.
Bài 2: Ở một loài thực vật, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa vàng. Thế hệ xuất phát của một quần thể tự phối có tỉ lệ kiểu gen là 0,2AA : 0,8Aa. Ở thế hệ F3, lấy ngẫu nhiên 3 cây, xác suất để thu được 2 cây hoa đỏ là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
Bước 1: Xác định cấu trúc di truyền của quần thể ở thời điểm F3
- Khi các cá thể tự phối thì
Ở thế hệ F3 có kiểu gen Aa chiếm tỉ lệ
Kiểu gen AA có tỉ lệ
Kiểu gen aa có tỉ lệ
- Cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F3 là 0,55AA + 0,1Aa + 0,35aa =1.
Bước 2: Tìm tỉ lệ cây hoa đỏ và cây hoa trắng ở F3.
Cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F3 là 0,55AA + 0,1 Aa + 0,35aa =1
Cây hoa đỏ (AA và Aa) chiếm tỉ lệ = 0,55 + 0,1 = 0,65.
Cây hoa trắng (aa) chiếm tỉ lệ = 0,35.
Bước 3: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất
Ở thế hệ F3, lấy ngẫu nhiên 3 cây, xác suất để thu được 2 cây hoa đỏ là
Bài 3: Ở một loài thực vật sinh sản bằng tự thụ phấn, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát của một quần thể có 100% cây hoa đỏ. Ở thế hệ F2, cây hoa trắng chiếm tỉ lệ 9%. Lấy ngẫu nhiên 2 cây hoa đỏ ở F2, xác suất để thu được 1 cây thuần chủng là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
Bước 1: Xác định cấu trúc di truyền của quần thể ở thời điểm F2
- Gọi tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ xuất phát là (1 - x) AA : x Aa
- Ở thế hệ F2 có tỉ lệ cây hoa trắng = 9% = 0,09.
Ở thế hệ F2, kiểu gen Aa có tỉ lệ
Kiểu gen aa có tỉ lệ
- Vậy cấu trúc di truyền ở thế hệ xuất phát là 0,76AA + 0,24Aa =1.
- Ở thế hệ F2 có
AA có tỉ lệ
aa có tỉ lệ
Cấu trúc di truyền ở thế hệ F2 là 0,85AA + 0,06Aa + 0,09aa = 1.
Bước 2: Tìm tỉ lệ cá thể thuần chủng trong số các cây hoa đỏ ở F2
Ở F2 có cấu trúc di truyền là 0,85 AA + 0,06Aa + 0,09aa = 1
Cây hoa đỏ gồm có 0,85AA và 0,06Aa.
Trong số các cây hoa đỏ, cây thuần chủng chiếm tỉ lệ
Cây không thuần chủng chiếm tỉ lệ = 1 - 0,93 = 0,07.
Bước 3: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất
Lấy ngẫu nhiên 2 cây hoa đỏ ở F2, xác suất để thu được 1 cây thuần chủng là
Bài 4: Ở một loài thực vật sinh sản bằng tự thụ phấn, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát của một quần thể có tỉ lệ kiểu hình 90% cây hoa đỏ, 10% cây hoa trắng. Ở thế hệ F2, cây hoa trắng chiếm tỉ lệ 40%. Nếu ở F2, các cá thể giao phấn ngẫu nhiên thu được F3. Lấy ngẫu nhiên 3 cây F3, xác suất để thu được 2 cây hoa đỏ là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
Bước 1: Xác định cấu trúc di truyền của quần thể ở thời điểm F2
- Gọi tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ xuất phát là (0,9 - x) AA : x Aa : 0,1 aa. (1)
- Ở thế hệ F2 có tỉ lệ cây hoa trắng = 40% = 0,4.
Ở thế hệ F2, kiểu gen Aa có tỉ lệ
Kiểu gen aa có tỉ lệ
Thay x = 0,8 vào (1) ta được (0,9 - 0,8) AA : 0,8 Aa : 0,1aa.
- Vậy cấu trúc di truyền ở thế hệ xuất phát là 0,1 AA + 0,8 Aa + 0,1 aa =1.
- Ở thế hệ F2 có
AA có tỉ lệ
aa có tỉ lệ
Cấu trúc di truyền ở thế hệ F2 là 0,4AA + 0,2Aa + 0,4aa = 1.
Bước 2: Tìm tỉ lệ kiểu hình ở F3
- Các cá thể F2 giao phấn ngẫu nhiên nên ở đời F3 sẽ có cấu trúc di truyền tuân theo định luật Hacdi -Vanberg: p2 A A + 2pq Aa + q2 aa = 1
- Tần số của A là
. Tần số của a là q = 1 - 0,5 = 0,5.
- Cấu trúc di truyền ở F3 là 0,25AA + 0,5Aa + 0,25aa = 1
Tỉ lệ kiểu hình ở đời F3 là 0,75 cây hoa đỏ : 0,25 cây hoa trắng.
Cây hoa đỏ chiếm tỉ lệ = 0,75; Cây hoa trắng chiếm tỉ lệ = 0,25.
Bước 3: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất
Lấy ngẫu nhiên 3 cây F3, xác suất để thu được 2 cây hoa đỏ là
2. Dạng bài toán có từ 2 cặp gen trở lên
Đối với dạng bài tập này thì nên tiến hành theo 3 bước sau: Bước 1: Đánh giá xem kiểu gen nào của thế hệ xuất phát có thể sinh ra kiều gen cần tính xác suất Bước 2: Tìm tỉ lệ của loại kiểu hình (hoặc kiểu gen) cần tính xác suất Bước 3: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất |
Bài 1: Thế hệ xuất phát của một quần thể tự phối có cấu trúc di truyền là
0,1AABB + 0,2AaBB + 0,2AABb + 0,2AaBb + 0,1 Aabb + 0,2aabb = 1.
Ở F2, lấy ngẫu nhiên 2 cá thể, xác suất để thu được 1 cá thể có kiểu gen AaBb là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
Bước 1: Đánh giá xem kiểu gen nào của thế hệ xuất phát có thể sinh ra kiểu gen cần tính xác suất
- Chúng ta nên đánh giá xem trong số những kiểu gen ở thế hệ xuất phát thì kiểu gen nào khi tự phối sẽ sinh ra đời con có kiểu gen AaBb.
- Trong 6 kiểu gen ở thế hệ xuất phát thì chỉ có kiểu gen AaBb khi tự phối mới sinh ra đời con có kiểu gen AaBb.
Bước 2: Tìm tỉ lệ của loại kiểu gen AaBb ở F2
- Ở quần thể này, kiểu gen AaBb chỉ do kiểu gen AaBb ở thế hệ xuất phát sinh ra nên ta chỉ căn cứ vào kiểu gen này đê tính mà không chú ý tới những kiểu gen khác.
- Kiểu gen Aa khi tự phối thì đời F2 có tỉ lệ Aa
- Kiểu gen Bb khi tự phối thì đời F2 có tỉ lệ Bb
Ở F2, kiểu gen AaBb chiếm tỉ lệ
Các kiểu gen còn lại chiếm tỉ lệ
= 1 - 0 0175 = 0 9875
Bước 3: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất
Ở F2, lấy ngẫu nhiên 2 cá thể, xác suất để thu được 1 cá thể có kiểu gen AaBb là
- Khi thế hệ xuất phát của quần thể tự phối có nhiều kiểu gen khác nhau thì cần phải đánh giá xem kiểu gen nào có khả năng sinh ra loại kiểu gen cần tính xác suất. - Căn cứ vào kiểu gen có liên quan tìm kiểu gen cần tính xác suất. + Kiểu gen Aa khi tự phối thì đời F2 có tỉ lệ Aa; Tỉ lệ AA = aa =; + Kiểu gen AA khi tự phối thì đời F2 có tỉ lệ AA = 1; Tỉ lệ Aa = aa = 0; |
Bài 2: Thế hệ xuất phát của một quần thể tự phối có cấu trúc di truyền là
0,15AABB + 0,15AaBb + 0,2AAbb + 0,2A0abb + 0,15aaBb + 0,15aabb = 1.
Ở F2, lấy ngẫu nhiên 2 cá thể, xác suất để thu được 1 cá thể có kiểu gen AAbb là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
Bước 1: Đánh giá xem kiểu gen nào của thế hệ xuất phát có thể sinh ra kiểu gen cần tính xác suẩt
- Chúng ta nên đánh giá xem trong số những kiểu gen ở thế hệ xuất phát thì kiểu gen nào khi tự phối sẽ sinh ra đời con có kiểu gen AAbb.
- Trong 6 kiểu gen ở thế hệ xuất phát thì có 3 kiểu gen là AaBb, AAbb, Aabb khi tự phối sẽ sinh ra đời con có kiểu gen AAbb.
Bước 2: Tìm tỉ lệ của loại kiểu gen AAbb ở F2
- Kiểu gen 0,15AaBb khi tự phối thì đến F2, sẽ sinh ra kiểu gen AAbb với tỉ lệ
- Kiểu gen 0,2AAbb khi tự phối thì đến F2, sẽ sinh ra kiểu gen AAbb với tỉ lệ
- Kiểu gen 0,2Aabb khi tự phối thì đến F2, sẽ sinh ra kiểu gen AAbb với tỉ lệ
Ở F2, kiểu gen AAbb chiếm tỉ lệ = 0,021 + 0,2 + 0,019 = 0,24.
Các kiểu gen còn lại chiếm tỉ lệ = 1 - 0,24 = 0,76.
Bước 3: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất
Ở F2, lấy ngẫu nhiên 2 cá thể, xác suất để thu được 1 cá thể có kiểu gen AAbb là
Bài 3: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; Gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; hai cặp gen này nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Thế hệ xuất phát của một quần thể tự phối có cấu trúc di truyền là 0,1AABB + 0,1 AaBb + 0,2AAbb + 0,1 Aabb + 0,15aaBB + 0,15aaBb + 0,2aabb = 1. Ở F2, lấy ngẫu nhiên 3 cá thể, xác suất để thu được 2 cá thể thân cao, hoa đỏ thuần chủng là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
Bước 1: Đánh giá xem kiểu gen nào của thế hệ xuất phát có thể sinh ra kiểu gen cần tính xác suất
- Cây thân cao, hoa đỏ thuần chủng là cây có kiểu gen AABB.
- Trong 7 kiểu gen ở thế hệ xuất phát thì có 2 kiểu gen là AABB, AaBb khi tự phối sẽ sinh ra đời con có kiểu gen AABB.
Bước 2: Tìm tỉ lệ của loại kiểu gen AABB ở F2
- Kiểu gen 0,1 AABB khi tự phối thì đến F2, sẽ sinh ra kiểu gen AABB với tỉ lệ
= 0,1 x 1 = 0,2.
- Kiểu gen 0,1 AaBb khi tự phối thì đến F2, sẽ sinh ra kiểu gen AABB với tỉ lệ
Ở F2, kiểu gen AABB chiếm tỉ lệ = 0,2 + 0,014 = 0,214
Các kiểu gen còn lậi chiếm tỉ lệ = 1 - 0,214 = 0,786.
Bước 3: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất
Ở F2, lấy ngẫu nhiên 3 cá thể, xác suất để thu được 2 cá thể thân cao, hoa đỏ thuần chủng là
Bài 4: Ở một loài thực vật, gen A quy định quả to trội hoàn toàn so với alen a quy định quả nhỏ; Gen B quy định quả màu đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định quả màu xanh; hai cặp gen này nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Thế hệ xuất phát của một quần thể tự phối có cấu trúc di truyền là 0,2AABB + 0,1AABb + 0,1AaBb + 0,2Aabb + 0,1aaBB + 0,15aaBb + 0,15aabb = 1. Ở F3, lấy ngẫu nhiên 2 cây có quả to, màu đỏ, xác suất để thu được 1 cây thuần chủng là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
Bước 1: Đánh giá xem kiểu gen nào của thế hệ xuất phát có thể sinh ra kiểu gen cần tính xác suất
- Cây quả to, màu đỏ là cây có kí hiệu kiểu gen A-B-.
- Trong 7 kiểu gen ở thế hệ xuất phát thì có 3 kiểu gen là AABB, AABb và AaBb khi tự phối sẽ sinh ra đời con có kiểu gen A-B-.
Bước 2: Tìm tỉ lệ của loại kiểu gen AABB trong số các cá thể có kí hiệu kiểu gen A-B- ở F3.
- Kiểu gen 0,2AABB khi tự phối thì đến F3, sẽ sinh ra kiểu gen A-B- với tỉ lệ
= 0,2 x 1= 0,2.
- Kiểu gen 0,1 AABb khi tự phối thì đến F3, sẽ sinh ra kiểu gen A-B- với tỉ lệ Vì AA luôn sinh ra đời con có 1A-; Bb sinh ra đời con có kiểu hình bb Nên kiểu hình
Trong đó kiểu gen
- Kiểu gen 0,1 AaBb khi tự phối thì đến F3, sẽ sinh ra kiểu gen A-B- với tỉ lệ
Trong đó kiểu gen AABB
Ở F3, kiểu hình quả to, màu đỏ có tỉ lệ = 0,2 + 0,056 + 0,032 = 0,288.
Kiểu gen AABB chiếm tỉ lệ = 0,2 + 0,019 + 0,019 = 0,238.
Ở F3, trong số các cá thể có kiểu hình quả to, màu đỏ thì cá thể thuần chủng có tỉ lệ. Các thể không thuần chủng = 1 - 0,83 = 0,17.
Bước 3: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất
Ở F3, lấy ngẫu nhiên 2 cây có quả to, màu đỏ, xác suất để thu được 1 cây thuần chủng là
Bài 5: Cho biết tính trạng chiều cao do 2 cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST tương tác theo kiểu bổ sung. Khi trong kiểu gen có cả A và B thì cây có thân cao ; Các kiểu gen còn lại có thân thấp. Thế hệ xuất phát của một quần thể tự phối có 0,2AaBB + 0,1AABb + 0,1AaBb + 0,2Aabb + 0,1aaBB + 0,15aaBb + 0,15aabb = 1. Ở F2, lấy ngẫu nhiên 3 cây, xác suất để thu được 1 cây thân cao là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
Bước 1: Đánh giá xem kiểu gen nào của thế hệ xuất phát có thể sinh ra kiểu gen cần tính xác suất
- Cây thân cao có kí hiệu kiểu gen là A-B-.
- Trong 7 kiểu gen ở thế hệ xuất phát thì có 3 kiểu gen là 0,2AaBB + 0,1AABb + 0,1AaBb khi tự phối sẽ sinh ra đời con có kiểu gen A-B-.
Bước 2: Tìm tỉ lệ của loại kiểu gen A-B- ở F2.
- Kiểu gen 0,2AaBB khi tự phối thì đến F2, sẽ sinh ra kiểu hình A-B- với tỉ lệ
- Kiểu gen 0,1AABb khi tự phối thì đến F2, sẽ sinh ra kiểu hình A-B- với tỉ lệ
- Kiểu gen 0,1 AaBb khi tự phối thì đến F2, sẽ sinh ra kiểu hình A-B- với tỉ lệ
Ở F2, cá thể có kiểu hình A-B- có tỉ lệ
Các kiểu hình còn lại có tỉ lệ = 1 - 0,227 = 0,773.
Bước 3: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất
Ở F2, lấy ngẫu nhiên 3 cây, xác suất để thu được 1 cây thân cao là
B. BÀI TẬP VẬN DỤNG
1. Bài tập tự luận:
Bài 1. Thế hệ xuất phát của một quần thể tự phối có tỉ lệ kiểu gen là 0,2AA : 0,8Aa. Ở thế hệ F2, lấy ngẫu nhiên 2 cá thể, xác suất để thu được 1 cá thể thuần chủng là bao nhiêu?
Bài 2. Thế hệ xuất phát của một quần thể tự phối có tỉ lệ kiểu gen là 0,4Aa : 0,6aa. Ở thế hệ F3, lấy ngẫu nhiên 3 cá thể, xác suất để thu được 1 cá thể mang gen a là bao nhiêu?
Bài 3. Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Thế hệ xuất phát của một quần thể tự phối có tỉ lệ kiểu gen là 0,2AA : 0,4Aa : 0,4aa. Ở thế hệ F2, lấy ngẫu nhiên 5 cây, xác suất để thu được 2 cây thân cao là bao nhiêu?
Bài 4. Ở một loài thực vật, gen A quy định quả to trội hoàn toàn so với alen a quy định quả nhỏ. Thế hệ xuất phát của một quần thể tự phối có tỉ lệ kiểu gen là 100%Aa. Ở thế hệ F4, lấy ngẫu nhiên 3 cây có quả to, xác suất để thu được 2 cây thuần chủng là bao nhiêu?
Bài 5. Ở một loài thực vật sinh sản bằng tự thụ phấn, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp. Thế hệ xuất phát của một quần thể có tỉ lệ kiểu hình 4 cây thân cao : 1 cây thân thấp. Ở thế hệ F3, tỉ lệ kiểu hình là 9 cây thân cao : 11 cây thân thấp. Lấy ngẫu nhiên 2 cây thân cao ở F3, xác suất để thu được 1 cây thuần chủng là bao nhiêu?
Bài 6. Ở một loài thực vật sinh sản bằng tự thụ phấn, gen A quy định nhiều quả trội hoàn toàn so với a quy định ít quả. Thế hệ xuất phát của một quần thể có tỉ lệ kiểu hình 9 cây nhiều quả : 1 cây ít quả. Ở thế hệ F2, tỉ lệ kiểu hình là 3 cây nhiều quả : 1 cây ít quả. Lấy ngẫu nhiên 3 cây ở F2, xác suất để thu được 1 cây thân cao thuần chủng là bao nhiêu?
Bài 7. Thế hệ xuất phát của một quần thể tự phối có cấu trúc di truyền là 0,1AABB + 0,1AaBB + 0,1AABb + 0,4AaBb + 0,1AAbb +0,1Aabb + 0,1aabb = 1. Ở F2, lấy ngẫu nhiên 3 cá thể, xác suất để thu được 2 cá thể có kiểu gen AaBb là bao nhiêu?
Bài 8. Thế hệ xuất phát của một quần thể tự phối có cấu trúc di truyền là 0,25AABB + 0,1AaBb + 0,1AAbb + 0,3Aabb + 0,1aaBb + 0,15aabb = 1. Ở F2, lấy ngẫu nhiên 2 cá thể, xác suất để thu được 1 cá thể có kiểu gen Aabb là bao nhiêu?
Bài 9. Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; Gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; hai cặp gen này nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Thế hệ xuất phát của một quần thể tự phối có cấu trúc di truyền là 0,1AABB + 0,1AaBB + 0,2AABb + 0,1Aabb + 0,15aaBB + 0,15aaBb + 0,2aabb = 1. Ở F2, lấy ngẫu nhiên 5 cá thể, xác suất để thu được 3 cá thể thân cao, hoa đỏ thuần chủng là bao nhiêu?
Bài 10. Cho biết tính trạng màu hoa do 2 cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST tương tác theo kiểu bổ sung. Khi trong kiểu gen có cả A và B thì có hoa đỏ; Khi chỉ có một gen trội A hoặc B thì có hoa vàng; Kiểu gen đồng hợp lặn có hoa trắng. Thế hệ xuất phát của một quần thể tự phối có 0,2AABB + 0,1AABb + 0,1AaBb + 0,2Aabb + 0,1aaBB + 0,15aaBb + 0,15aabb = 1. Ở F2, lấy ngẫu nhiên 3 cây, xác suất để thu được 2 cây hoa trắng là bao nhiêu?
2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1. Ở một loài thực vật lưỡng bội sinh sản bằng tự thụ phấn, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát của một quần thể có 100% cây hoa đỏ. Ở thế hệ F3, tỉ lệ kiểu hình là 13 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng. Ở thế hệ xuất phát, nếu lấy 1 cây hoa đỏ thì xác suất để thu được cây thuần chủng là bao nhiêu?
A. 20%. B. 10%.
C. 25%. D. 35%.
Câu 2. Thế hệ xuất phát của một quần thể tự phối có tỉ lệ kiểu gen là 0,2AA : 0,8Aa. Ở thế hệ F3, lấy ngẫu nhiên 3 cá thể, xác suất để thu được 2 cá thể thuần chủng là bao nhiêu?
A. 2,7%. B. 17,5%.
C. 24,3%. D. 8,1%.
Câu 3. Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Thế hệ xuất phát của một quần thể tự phối có tỉ lệ kiểu gen là 0,2AA : 0,4Aa : 0,4aa. Ở thế hệ F2, lấy ngẫu nhiên 3 cây, xác suất để thu được 2 cây thân cao là
A. 33,4%. B. 34%.
C. 22,27%. D. 62,5%.
Câu 4. Thế hệ xuất phát của một quần thể tự phối có tỉ lệ kiểu gen là 0,1AABB : 0,2AaBb : 0,4AaBB : 0,3aaBb. Ở thế hệ F3, lấy ngẫu nhiên 1 cá thể, xác suất để thu được cá thể có kiểu gen aaBB là
A. 13,125%. B. 17,5%.
C. 34,45%. D. 12,5%.
Câu 5. Ở một loài thực vật, gen A quy định quả to trội hoàn toàn so với alen a quy định quả nhỏ. Thế hệ xuất phát của một quần thể tự phối có tỉ lệ kiểu gen là 100%Aa. Ở thế hệ F4, lấy ngẫu nhiên 3 cây có quả to, xác suất để thu được 1 cây thuần chủng là
A. 3,66%. B. 88,23%.
C. 29,41%. D. 31,25%.
Câu 6. Ở một loài thực vật, A quy định cây thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp. Thế hệ xuất phát của một quần thể tự phối có tỉ lệ kiểu gen là 0,2AA : 0,8Aa. Ở thế hệ F3, lấy ngẫu nhiên 2 cây thân cao, xác suất để thu được 1 cây thuần chủng là
A. 55%. B. 26%
C. 65%. D. 13%.
Câu 7. Thế hệ xuất phát của một quần thể tự phối có tỉ lệ kiểu gen là 0,2AABb + 0,4AaBb + 0,4aabb =1. Ở thế hệ F2, lấy ngẫu nhiên 2 cá thể, xác suất để thu được ít nhất 1 cá thể có kiểu gen AaBb là
A. 20%. B. 0,0625%.
C. 2,5%. D. 4,9%.
Câu 8. Ở một loài thực tự phối, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp. Thế hệ xuất phát của một quần thể có cây thân cao chiếm tỉ lệ 90%. Ở thế hệ F2, cây thân thấp chiếm tỉ lệ 40%. Lấy ngẫu nhiên 3 cá thể thân cao ở F2, xác suất để thu được 1 cá thể thuần chủng là
Câu 9. Thế hệ xuất phát của một quần thể tự phối có tỉ lệ kiểu gen là 0,15AABb : 0,2AaBB : 0,35aaBB : 0,3aabb. Ở thế hệ F, lấy ngẫu nhiên 2 cá thể, xác suất để thu được 2 cá thể có kiểu gen aabb là
A. 15%. B. 45%.
C. 9%. D. 30%.
Câu 10. Thế hệ xuất phát của một quần thể tự phối có tỉ lệ kiểu gen là 0,1AA : 0,4Aa : 0,5aa. Ở thế hệ 2, lấy ngẫu nhiên 3 cá thể, xác suất để thu được 1 cá thể có kiểu gen aa là
A. 37,5%. B. 65%.
C. 23,89%. D. 50%.
Câu 11. Thế hệ xuất phát của một quần thể tự phối có tỉ lệ kiểu gen là 0,2AA + 0,4Aa + 0,4aa =1. Ở thế hệ F3, lấy ngẫu nhiên 3 cá thể, xác suất để thu được 2 cá thể mang gen a là bao nhiêu?
A. 42,15%. B. 4,39%.
C. 10,74%. D. 62,5%.
Câu 12. Ở một loài thực vật, A quy định quả tròn trội hoàn toàn so với a quy định quả dài. Thế hệ xuất phát của một quần thể tự phối có tỉ lệ kiểu gen là 0,4AA : 0,6Aa. Ở thế hệ F3, lấy ngẫu nhiên 2 cây, xác suất để thu được 1 cây có quả dài là
A. 43,75%. B. 12,5%.
C. 26,25%. D. 38,72%.
Câu 13. Ở một loài thực vật sinh sản bằng tự thụ phấn có A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) có 100 cá thể đều có hoa đỏ, quá trình tự thụ phấn liên tục thì đến đời F3 thấy có tỉ lệ kiểu hình là 43 cây hoa đỏ : 21 cây hoa trắng. Trong số 100 cây (P) nói trên, lấy ngẫu nhiên 1 cây, xác suất để thu được cây thuần chủng là bao nhiêu?
A. 25%. B. 50%.
C. 35%. D. 0%.
Câu 14. Ở một loài thực vật lưỡng bội sinh sản bằng tự thụ phấn, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát của một quần thể có tỉ lệ kiểu hình là 9 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.
Ở thế hệ F2, cây hoa trắng chiếm tỉ lệ 40%. Nếu cho các cá thể ở F2 giao phấn ngẫu nhiên để thu được F3. Lấy ngẫu nhiên 3 cá thể F3, xác suất để thu được 2 cá thể thuần chủng là
A. 37,5%. B. 25%.
C. 19,2%. D. 12,5%.
Câu 15. Ở một loài thực vật sinh sản bằng tự thụ phấn, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp. Thế hệ xuất phát của một quần thể có kiểu hình cây thân thấp chiếm tỉ lệ 20%. Ở thế hệ F3, cây thân cao chiếm tỉ lệ 45%. Lấy ngẫu nhiên 3 cây thân cao ở F3, xác suất để thu được 2 cây thuần chủng là
A. 13,44%. B. 26,89%.
C. 40,32%. D. 11,14%.
Câu 16. Cho biết tính trạng màu hoa do 2 cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST tương tác theo kiểu bổ sung. Khi trong kiểu gen có cả A và B thì có hoa đỏ; Các kiểu gen còn lại có hoa trắng. Thế hệ xuất phát của một quần thể tự phối có 0,2AABB + 0,1AABb + 0,1AaBb + 0,2Aabb + 0,1aaBB + 0,15aaBb + 0,15aabb = 1. Ở F2, lấy ngẫu nhiên 2 cây, xác suất để thu được 1 cây hoa trắng là
A. 20,8%. B. 29,5%.
C. 41,6%. D. 11,14%.
Câu 17. Ở một quần thể sau khi trải qua 3 thế hệ tự phối, tỉ lệ của thể dị hợp trong quần thể bằng 8%. Biết rằng ở thế hệ xuất phát, quần thể có 20% số cá thể đồng hợp trội và cánh dài là tính trội hoàn toàn so với cánh ngắn. Lúc chưa xảy ra tự phối, nếu lấy ngẫu nhiên 1 cá thể thì xác suất để thu được cá thể cánh ngắn là
A. 36%. B. 64%.
C. 84%. D. 16%.
Câu 18. Ở đậu Hà Lan, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp. Cho các cây thân cao giao phấn với nhau thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình gồm 84% cây cao: 16% cây thấp. Nếu cho các cây thân cao F1 tự thụ phấn thu được F2. Lấy ngẫu nhiên 2 cây ở F2, xác suất để thu được 1 cây thân cao là
Câu 19. Ở đậu Hà Lan, A quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với a quy định hạt xanh. Cho các cây hạt vàng tự thụ phấn thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình 17 hạt vàng : 3 hạt xanh. Nếu cho các cây F1 giao phấn ngẫu nhiên thu được F2. Lấy ngẫu nhiên 2 cây ở F2, xác suất để thu được 1 cây có hạt vàng là
A. 16,38%. B. 8,19%.
C. 43,75%. D. 24,5%
Câu 20. Ở một loài thực vật tự phối, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp. Thế hệ xuất phát của một quần thể có cây thân cao chiếm tỉ lệ 90%. Ở thế hệ F2, cây thân thấp chiếm tỉ lệ 40%. Nếu tiếp tục các cá thể F2 tự thụ phấn thu được F3. Lấy ngẫu nhiên 3 cá thể ở F3, xác suất để thu được 1 cá thể thân cao là
A. 33,4%. B. 55%.
C. 45% D. 11,13%
3. Đáp án
a. Các bài tự luận
Bài 1.
Bước 1: Xác định cấu trúc di truyền của quần thể ở thời điểm F2
- Khi các cá thể tự phối thì
Ở thế hệ F2 có kiểu gen Aa chiếm tỉ lệ
Kiểu gen AA có tỉ lệ
Kiểu gen aa có tỉ lệ
- Cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F2 là 0,5 AA + 0,2 Aa + 0,3aa =1.
Bước 2: Tìm tỉ lệ cá thể thuần chủng ở F2.
Cá thể thuần chủng gồm có 0,5AA và 0,3aa.
Ở F2, cá thể thuần chủng chiếm tỉ lệ = 0,5 + 0,3 = 0,8.
Bước 3: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất
Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể thì xác suất để thu được 1 cá thể thuần chủng
Bài 2.
Bước 1: Xác định cấu trúc di truyền của quần thể ở thời điểm F3
- Khi các cá thể tự phối thì
Ở thế hê F3 có kiểu gen Aa chiếm tỉ lệ
Kiểu gen AA có tỉ lệ
Kiểu gen aa có tỉ lệ
- Cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F3 là 0,175 AA + 0,05 Aa + 0,775aa =1.
Bước 2: Tìm tỉ lệ cá thể mang gen a ở F3.
Cá thể thuần chủng gồm có 0,5AA và 0,3aa.
Ở F3, cá thể mang gen a gồm có 0,05Aa và 0,775aa
Cá thể mang gen a chiếm tỉ lệ = 0,05 + 0,775 = 0,825.
Cá thể không mang gen a (cá thể AA) có tỉ lệ = 0,175
Bước 3: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất
Ở thế hệ F3, lấy ngẫu nhiên 3 cá thể, xác suất để thu được 1 cá thể mang gen a là
Bài 3.
Bước 1: Xác định cấu trúc di truyền của quần thể ở thời điểm F2
- Khi các cá thể tự phối thì
Ở thế hệ F2 có kiểu gen Aa chiếm tỉ lệ
Kiểu gen AA có tỉ lệ
Kiểu gen aa có tỉ lệ
- Cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F2 là 0,35 AA + 0,1 Aa + 0,55aa =1.
Bước 2: Tìm tỉ lệ cây thân cao và cây thân thấp ở F2.
Cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F2 là 0,35AA + 0,1 Aa + 0,55aa =1.
Cây thân cao (AA và Aa) chiếm tỉ lệ = 0,35 + 0,1 = 0,45.
Cây thân thấp (aa) chiếm tỉ lệ = 0,55.
Bước 3: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất
Ở thế hệ F2, lấy ngẫu nhiên 5 cây, xác suất để thu được 2 cây thân cao là
Bài 4.
Bước 1: Xác định cấu trúc di truyền của quần thể ở thời điểm F4
- Khi các cá thể tự phối thì
Ở thế hệ F4 có kiểu gen Aa chiếm tỉ lệ
Kiểu gen AA có tỉ lệ
Kiểu gen aa có tỉ lệ
- Cấu trúc di truyền ở thế hệ F4 là 0,46875AA + 0,0625Aa + 0,46875aa =1.
Bước 2: Tìm tỉ lệ cây thuần chủng trong số các cây có quả to ở F4.
Ở F4, cây có quả to gồm 0,46875AA và 0,0625Aa
Cây thuần chủng (AA) chiếm tỉ lệ
Cây không thuần chủng có tỉ lệ
Bước 3: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất
Ở thế hệ F4, lấy ngẫu nhiên 3 cây có quả to, xác suất để thu được 2 cây thuần chủng là
Bài 5.
Bước 1: Xác định cấu trúc di truyền của quần thể ở thời điểm F3
Thế hệ xuất phát có tỉ lệ kiểu hình 4 cây thân cao : 1 cây thân thấp , Cây thân cao chiếm 80%, cây thân thấp chiếm 20%.
- Gọi tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ xuất phát là (0,8-x) AA + x Aa + 0,2aa = 1.
- Ở thế hệ F3 có tỉ lệ cây thân thấp
Ở thế hệ F3, kiểu gen Aa có tỉ lệ
Kiểu gen aa có tỉ lệ
- Vậy cấu trúc di truyền ở thế hệ xuất phát là 0AA + 0,8Aa + 0,2aa = 1.
- Ở thế hệ F3 có
AA có tỉ lệ
aa có tỉ lệ
Cấu trúc di truyền ở thế hệ F3 là 0,35AA + 0,1 Aa + 0,55aa = 1.
Bước 2: Tìm tỉ lệ cá thể thuần chủng trong số các cây thân cao ở F3
Ở F3 có cấu trúc di truyền là 0,85AA + 0,06Aa + 0,09aa = 1
Cây thân cao gồm có 0,35AA + 0,1 Aa + 0,55aa = 1
Trong số các cây thân cao, cây thuần chủng chiếm tỉ lệ
Cây không thuần chủng chiếm tỉ lệ
Bước 3: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất
Lấy ngẫu nhiên 2 cây thân cao ở F3, xác suất để thu được 1 cây thuần chủng là
Bài 6.
Bước 1: Xác định cấu trúc di truyền của quần thể ở thời điểm F2
Thế hệ xuất phát có tỉ lệ kiểu hình 9 cây nhiều quả : 1 cây ít quả
Cây ít quả chiếm tỉ lệ
- Gọi tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ xuất phát là (0,9-x) AA + x Aa + 0,1 aa = 1.
Ở thế hệ F2, kiểu hình cây ít quả có tỉ lệ
Ở thế hệ F2, kiểu gen Aa có tỉ lệ
Kiểu gen aa có tỉ lệ
- Vậy cấu trúc di truyền ở thế hệ xuất phát là 0,5AA + 0,1Aa + 0,1aa = 1.
- Ở thế hệ F2 có
AA có tỉ lệ
aa có tỉ lệ
Cấu trúc di truyền ở thế hệ F2 là 0,65AA + 0,1 Aa + 0,25aa = 1.
Bước 2: Tìm tỉ lệ cá thể có nhiều quả thuần chủng ở F2
Ở F2 có cấu trúc di truyền là 0,65AA + 0,1 Aa + 0,25aa = 1
Cây nhiều quả thuần chủng là cây AA chiếm tỉ lệ = 0,65.
Cây còn lại chiếm tỉ lệ = 1 - 0,65 = 0,35.
Bước 3: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất
Lấy ngẫu nhiên 3 cây ở F2, xác suất để thu được 1 cây thân cao thuần chủng là
Bài 7.
Bước 1: Đánh giá xem kiểu gen nào của thế hệ xuất phát có thể sinh ra kiểu gen cần tính xác suất
- Trong 7 kiểu gen ở thế hệ xuất phát thì chỉ có kiểu gen AaBb khi tự phối mới sinh ra đời con có kiểu gen AaBb.
Bước 2: Tìm tỉ lệ của loại kiểu gen AaBb ở F2
- Ở quần thể này, kiểu gen AaBb chỉ do kiểu gen AaBb ở thế hệ xuất phát sinh ra nên ta chỉ căn cứ vào kiểu gen này để tính mà không chú ý tới những kiểu gen khác.
- Kiểu gen Aa khi tự phối thì đời F2 có tỉ lệ
- Kiểu gen Bb khi tự phối thì đời F2 có tỉ lệ
Ở F2, kiểu gen AaBb chiếm tỉ lệ
Các kiểu gen còn lại chiếm tỉ lệ = 1 - 0,025 = 0,975.
Bước 3: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất
Ở F2, lấy ngẫu nhiên 3 cá thể, xác suất để thu được 1 cá thể có kiểu gen AaBb là
Bài 8.
Bước 1: Đánh giá xem kiểu gen nào của thế hệ xuất phát có thể sinh ra kiểu gen cần tính xác suất
- Trong 6 kiểu gen ở thế hệ xuất phát thì có 2 kiểu gen là AaBb, Aabb khi tự phối sẽ sinh ra đời con có kiểu gen Aabb.
Bước 2: Tìm tỉ lệ của loại kiểu gen Aabb ở F2
- Kiểu gen 0,1 AaBb khi tự phối thì đến F2, sẽ sinh ra kiểu gen Aabb với tỉ lệ
- Kiểu gen 0,3 Aabb khi tự phối thì đến F2, sẽ sinh ra kiểu gen Aabb với tỉ lệ
Ở F2, kiểu gen Aabb chiếm tỉ lệ
Các kiểu gen còn lại chiếm tỉ lệ = 1 - 0,084 = 0,916.
Bước 3: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất
Ở F2, lấy ngẫu nhiên 2 cá thể, xác suất để thu được 1 cá thể có kiểu gen Aabb là
Bài 9.
Bước 1: Đánh giá xem kiểu gen nào của thế hệ xuất phát có thể sinh ra kiểu gen cần tính xác suất
- Cây thân cao, hoa đỏ thuần chủng là cây có kiểu gen AABB.
- Trong 7 kiểu gen ở thế hệ xuất phát thì có 3 kiểu gen là AABB, AaBB, AABb khi tự phối sẽ sinh ra đời con có kiểu gen AABB.
Bước 2: Tìm tỉ lệ của loại kiểu gen AABB ở F2
- Kiểu gen 0,1 AABB khi tự phối thì đến F2, sẽ sinh ra kiểu gen AABB với tỉ lệ
- Kiểu gen 0,1 AaBB khi tự phối thì đến F2, sẽ sinh ra kiểu gen AABB với tỉ lệ
- Kiểu gen 0,2AABb khi tự phối thì đến F2, sẽ sinh ra kiểu gen AABB với tỉ lệ
Ở F2, kiểu gen AABB chiếm tỉ lệ = 0,1 + 0,0375 + 0,075 = 0,2125.
Các kiểu gen còn lại chiếm tỉ lệ = 1 - 0,2125 = 0,7875.
Bước 3: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất
Ở F2, lấy ngẫu nhiên 5 cá thể, xác suất để thu được 3 cá thể thân cao, hoa đỏ thuần chủng là
Bài 10.
Bước 1: Đánh giá xem kiểu gen nào của thế hệ xuất phát có thể sinh ra kiểu gen cần tính xác suất
- Cây hoa trắng có kiểu gen là aabb.
- Trong 7 kiểu gen ở thế hệ xuất phát thì có 4 kiểu gen là AaBb, Aabb, aaBb, aabb khi tự phối sẽ sinh ra đời con có kiểu gen aabb.
Bước 2: Tìm tỉ lệ của loại kiểu gen aabb ở F2.
- Kiểu gen 0,1AaBb khi tự phối thì đến F2, sẽ sinh ra kiểu gen aabb với tỉ lệ
- Kiểu gen 0,2Aabb khi tự phối thì đến F2, sẽ sinh ra kiểu gen aabb với tỉ lệ
- Kiểu gen 0,15aaBb khi tự phối thì đến F2, sẽ sinh ra kiểu gen aabb với tỉ lệ
- Kiểu gen 0,15aabb khi tự phối thì đến F2, sẽ sinh ra kiểu gen aabb với tỉ lệ
Ở F2, cá thể aabb có tỉ lệ
Các thể còn lại có tỉ lệ = 1 - 0,295 = 0,705.
Bước 3: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất
Lấy ngẫu nhiên 3 cây ở F2, xác suất để thu được 2 cây hoa trắng là
b. Các bài trắc nghiệm
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
A |
C |
A |
C |
A |
B |
D |
A |
C |
C |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
A |
D |
A |
A |
C |
C |
D |
A |
A |
A |