X

Chuyên đề Sinh học lớp 12

Lý thuyết, các dạng bài tập Ứng dụng di truyền học có đáp án - Sinh học lớp 12


Lý thuyết, các dạng bài tập Ứng dụng di truyền học có đáp án

Với Lý thuyết, các dạng bài tập Ứng dụng di truyền học có đáp án Sinh học lớp 12 tổng hợp các dạng bài tập, bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết với đầy đủ phương pháp giải, ví dụ minh họa sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập Ứng dụng di truyền học từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Sinh học lớp 12.

Lý thuyết, các dạng bài tập Ứng dụng di truyền học có đáp án

Chọn giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp

I. Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp

- Biến dị tổ hợp xuất hiện do sự tổ hợp lại vật chất di truyền của bố và mẹ thông qua giao phối.

- Biến dị tổ hợp là nguyên nhân của sự đa dạng về kiểu gen, làm phong phú kiểu hình của giống vật nuôi, cây trồng.

- Để tạo các dòng thuần chủng, người ta cho tựu thụ phấn hoặc giao phối gần với nhau qua nhiều thế hệ.

II. Tạo giống có ưu thế lai cao

   1. Ưu thế lai

- Là hiện tượng con lai có năng suất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội so với các dạng bố mẹ.

   2. Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai:

- Theo giả thuyết siêu trội: ở trạng thái dị hợp tử về nhiều cặp gen, con lai có kiểu hình vượt trội so với bố mẹ.

- Khi cho con lai có ưu thế lai cao tiến hành tự thụ phấn hoặc giao phối gần thì ưu thế lai giảm dần qua các thế hệ do tỉ lệ đồng hợp tăng lên.

   3. Phương pháp tạo ưu thế lai.

- Bước 1: Tạo ra các dòng thuần chủng khác nhau

- Bước 2: lai các dòng thuần chủng với nhau để tạo ra các tổ hợp có ưu thế lai cao. Không dùng con lai ưu thế để làm giống mà chỉ để đem bán thương phẩm.

Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào

I. Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến

   1. Quy trình

   Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến là phương pháp sử dụng các tác nhân gây đột biến nhằm làm thay đổi vật chất di truyền của sinh vật để phục vụ nhu cầu của con người

- Xử lí mẫu vật: Xử lí mẫu vật (trứng, hạt giống, mầm, mô phân sinh, …) bằng các tác nhân đột biến với liều lượng và thời gian phù hợp để ko làm chết hay giảm sức sống và khả năng sinh sản của sinh vật.

- Chọn lọc cá thể: chọn các cá thể có kiểu hình mong muốn.

- Tạo dòng thuần chủng: cho các thể đột biến đã chọn sinh sản để tạo thành dòng thuần.

   2. Các thành tựu tạo giống ở Việt Nam

   a. Gây đột biến bằng các tác nhân vật lí

   Các tia tử ngoại, tia phóng xạ hay sốc nhiệt đều gây nên các đột biến gen hoặc đột biến nhiễm sắc thể với nhiều dạng biến đổi khác nhau.

   Ví dụ: Xử lý giống lúa Mộc Tuyền bằng tia Gamma tạo ra giống MT1 có nhiều đặc tính quý; …

   b. Gây đột biến bằng tác nhân hoá học

   Một số hoá chất được sử dụng khi thấm vào tế bào sẽ gây đột biến gen như: 5-BU, EMS, … hoặc người ta có thể sử dụng cônsixin để gây ra đột biến đa bội.

II. Tạo giống bằng công nghệ tế bào.

   1. Công nghệ tế bào thực vật

- Nuôi cấy hạt phấn: nuôi các hạt phấn trong môi trường nhân tạo để tạo thành các dòng tế bào đơn bội để tiến hành chọn lọc in vitro những đặc tính mong muốn. Sau đó lưỡng bội hoá thành các dòng thuần.

- Nuôi cấy tế bào thực vật in vitro: nuôi cấy các loại tế bào để tạo thành mô sẹo; kết hợp với các loại hoocmôn sinh trưởng nhằm nhân nhanh số lượng cây giống.

- Tạo giống bằng chọn dòng tế bào soma có biến dị: nuôi cấy tế bào 2n trên môi trường nhân tạo, chúng sinh sản thành nhiều dòng tế bào có các tổ hợp NST khác nhau.

- Dung hợp tế bào trần: loại bỏ thành xenlulozo sau đó dung hợp 2 tế bào với nhau và nuôi cấy tạo thành cây mới mang đặc điểm của cả 2 giống cây ban đầu.

   2. Công nghệ nuôi cấy tế bào động vật

- Cấy truyền phôi: là thao tác chuyển phôi từ cơ thể động vật cho sang cơ thể động vật nhận

- Nhân bản vô tính bằng kỹ thuật chuyển gen

Bài tập trắc nghiệm ứng dụng di truyền học

Câu 1: Cho biết các công đoạn được tiến hành trong chọn giống như sau:

1. Chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn;

2. Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau;

3. Lai các dòng thuần chủng với nhau.

Quy trình tạo giống lai có ưu thế lai cao được thực hiện theo trình tự:

A. 1, 2, 3

B. 3, 1, 2

C. 2, 3, 1

D. 2, 1, 3

Câu 2: Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội bố mẹ gọi là

A. thoái hóa giống.

B. ưu thế lai.

C. bất thụ.

D. siêu trội.

Câu 3: Nguồn nguyên liệu làm cơ sở vật chất để tạo giống mới là

A. các biến dị tổ hợp.

B. các biến dị đột biến.

C. các ADN tái tổ hợp.

D. các biến dị di truyền.

Câu 4: Giao phối gần hoặc tự thụ phấn qua nhiều thế hệ sẽ dẫn đến thoái hóa giống vì:

A. các gen lặn đột biến có hại bị các gen trội át chế trong kiểu gen dị hợp.

B. các gen lặn đột biến có hại biểu hiện thành kiểu hình do chúng được đưa về trạng thái đồng hợp.

C. xuất hiện ngày càng nhiều các đột biến có hại.

D. tập trung các gen trội có hại ở thế hệ sau.

Câu 5: Kết quả nào sau đây không phải do hiện tượng tự thụ phấn và giao phối cận huyết?

A. Hiện tượng thoái hóa giống.

B. Tạo ra dòng thuần.

C. Tạo ra ưu thế lai.

D. tỉ lệ đồng hợp tăng tỉ lệ dị hợp giảm.

Câu 6: Đặc điểm nổi bật của ưu thế lai là

A. con lai có nhiều đặc điểm vượt trội so với bố mẹ.

B. con lai biểu hiện những đặc điểm tốt.

C. con lai xuất hiện kiểu hình mới.

D. con lai có sức sống mạnh mẽ.

Câu 7: Kết quả của biến dị tổ hợp do lai trong chọn giống là

A. tạo ra nhiều giống vật nuôi, cây trồng cho năng suất cao.

B. tạo ra sự đa dạng về kiểu gen trong chọn giống vật nuôi, cây trồng.

C. chỉ tạo sự đa dạng về kiểu hình của vật nuôi, cây trồng trong chọn giống.

D. tạo ra nhiều giống vật nuôi, cây trồng phù hợp với điều kiện sản xuất mới.

Câu 8: Dưới đây là các bước trong các quy trình tạo giống mới:

I. Cho tự thụ phấn hoặc lai xa để tạo ra các giống thuần chủng.

II. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn.

III. Xử lý mẫu vật bằng tác nhân đột biến.

IV. Tạo dòng thuần chủng.

Quy trình nào sau đây đúng nhất trong việc tạo giống bằng phương pháp gây đột biến?

A. I → III → II.

B. III → II → I.

C. III → II → IV.

D. II → III → IV.

Câu 9: Vai trò của cônxixin trong đột biến nhân tạo tạo giống mới là

A. gây đột biến gen.

B. gây đột biến dị bội.

C. gây đột biến cấu trúc NST.

D. gây đột biến đa bội.

Câu 10: Ở trạng thái dị hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau, con lai có kiểu hình vượt trội về nhiều mặt so với bố mẹ có nhiều gen ở trạng thái đồng hợp tử. Đây là cơ sở của

A. hiện tượng ưu thế lai.

B. hiện tượng thoái hoá.

C. giả thuyết siêu trội.

D. giả thuyết cộng gộp.

Đáp án

Câu 12345678910
Đáp ánCBDBCABCDC

Xem thêm các dạng bài tập Sinh học lớp 12 chọn lọc, có đáp án hay khác: