Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi hay, chi tiết - Sinh học lớp 12
Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi hay, chi tiết
Tài liệu Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi hay, chi tiết Sinh học lớp 12 sẽ tóm tắt kiến thức trọng tâm về Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi từ đó giúp học sinh ôn tập để nắm vứng kiến thức môn Sinh học lớp 12.
I. Khái niệm
- Các đặc điểm thích nghi là sự thay đổi hình thái, kích thước, sinh lí của sinh vật để phù hợp với các điều kiện môi trường để giúp sinh vật sống tốt hơn.
- Có 2 dạng thích nghi thường thấy là thích nghi kiểu hình và thích nghi kiểu gen:
+ Thích nghi kiểu hình: những biến đổi đồng loạt về mặt kiểu hình của sinh vật theo môi trường. Đây là những biến đổi không bền, không di truyền được và không thể hình thành loài mới
+ Thích nghi kiểu gen: là những biến đổi vô hướng mang tính cá thể của sinh vật. Là những biến đổi bền vững, di truyền được và có vai trò quan trọng trong việc hình thành loài mới.
- Theo quan niệm hiện đại, sự hình thànhcủa đặc điểm thích nghi là một quá trình lịch sử chịu sự chi phối của 3 yếu tố: quá trình đột biến, quá trình giao phối và quá trình CLTN
II. Cơ chế hình thành đặc điểm thích nghi
1. Cơ sở di truyền
- CLTN luôn đào thải các cá thể có kiểu hình không thích nghi tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi tăng mức độ hoàn thiện của các đặc điểm thích nghi.
- Các đặc điểm thích nghi được quy định bởi một hoặc một số gen khác nhau. Tính trạng thích nghi mới xuất hiện khi có đột biến hoặc sự tổ hợp lại các gen nên sự xuất hiện này tồn tại ở rất ít cá thể.
- Nếu tính trạng mới giúp sinh vật thích nghi tốt hơn với môi trường thì alen đó sẽ ngày càng phổ biến hơn trong quần thể.
Ví dụ: quá trình hình thành khả năng kháng thuốc của loài S. aureus. Từ năm 1941, người ta sử dụng pênixilin để tiêu diệt loại vi khuẩn này rất hiệu quả, nhưng đến năm 1944 thì đã xuất hiện chủng kháng pênixilin đầu tiên và đến năm 1992 thì 95% các chủng tụ cầu vàng có khả năng kháng pênixilin.
Khả năng kháng thuốc ban đầu xuất hiện do một số vi khuẩn tụ cầu vàng có gen đột biến làm xuất hiện khả năng kháng thuốc cho vi khuẩn. Trong môi trường có kháng sinh, gen đột biến nhanh chóng lan rộng trong quần thể tạo nên quần thể kháng thuốc.
2. Sự hợp lí tương đối của các đặc điểm thích nghi
- Các đặc điểm thích nghi của sinh vật chỉ mang tính tương đối vì trong môi trường này có thể nó là đặc điểm thích nghi nhưng sang môi trường thì không thích nghi.