X

Chuyên đề Sinh học lớp 12

Lý thuyết, các dạng bài tập Cá thể và quần thể sinh vật có đáp án - Sinh học lớp 12


Lý thuyết, các dạng bài tập Cá thể và quần thể sinh vật có đáp án

Với Lý thuyết, các dạng bài tập Cá thể và quần thể sinh vật có đáp án Sinh học lớp 12 tổng hợp các dạng bài tập, bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết với đầy đủ phương pháp giải, ví dụ minh họa sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập Cá thể và quần thể sinh vật từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Sinh học lớp 12.

Lý thuyết, các dạng bài tập Cá thể và quần thể sinh vật có đáp án

Lý thuyết Môi trường sống và các nhân tố sinh thái

I. Môi trường sống

- Môi trường sống của sinh vật bao gồm tất cả những nhân tố xung quanh sinh vật có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật; làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng phát triển và những hoạt động khác của sinh vật.

- Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật: môi trường nước; môi trường đất – không khí; môi trường trong đất; môi trường sinh vật

II. Các nhân tố sinh thái

- Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sinh vật.

- Tất cả các nhân tố sinh thái gắn bố chặt chẽ với nhau với nhau thành một tổ hợp sinh thái tác động lên sinh vật.

- Người ta chia các nhân tố sinh thái thành 2 nhóm: nhóm nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh:

   + Nhân tố vô sinh: là tất cả các nhân tố vật lý và hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.

   + Nhân tố hữu sinh: là thế giới hữu cơ của môi trường và mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau. Con người là nhân tố có sự ảnh hưởng lớn đến đời sống của nhiều sinh vật.

- Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị của một nhân tố sinh thái mà trong đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. Trong giới hạn sinh thái có khoảng thuận lợi và khoảng chống chịu

   + Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.

   + Khoảng chống chịu là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lý của sinh vật

- Ổ sinh thái của một loài là “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển.

III. Sự thích nghi của sinh vật với môi trường

   1. Thích nghi của sinh vật với ánh sáng

- Thực vật thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau được phần thành 2 nhóm cây: cây ưa sáng và cây ưa bóng:

   + Cây ưa sáng: mọc nơi quang đãng hoặc ở những tầng trên của rừng, có các đặc điểm thích nghi với môi trường ánh sáng mạnh như: phiến lá dày, mô giậu phát triển, phiến lá xếp nghiêng.

   + Cây ưa bóng: mọc dưới tán các cây khác, có các đặc điểm thích nghi với môi trường ánh sáng tán xạ như: phiến lá mong, ít hoặc không có mô giậu, phiến lá nằm ngang.

- Ánh sáng giúp cho động vật định hướng trong không gian và nhận biết các vật xung quanh. Có 2 nhóm động vật khác nhau là động vật hoạt động ban ngày và động vật hoạt động ban đêm.

   2. Thích nghi của sinh vật với nhiệt độ

- Quy tắc Becman: động vật hằng nhiệt sống ở vùng có khí hậu lạnh có kích thước cơ thể lớn hơn các loài có quan hệ họ hàng thân thuộc ở vùng có khí hậu nóng.

- Quy tắc Anlen: động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi và các chi bé hơn tai, đuôi và chi của loài tương tự sống ở vùng nóng.

Quần thể sinh vật là gì ? Đặc điểm cơ bản của quan hệ trong quần thể

I. Quần thể

- Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo lên thế hệ mới.

- Trong quần thể, các cá thể luôn gắn bó chặt chẽ với nhau thông qua các mối quan hệ hỗ trợ hoặc cạnh tranh

   + Quan hệ hỗ trợ: các cá thể giúp đỡ nhau khai thác nguồn sống của môi trường. Quan hệ này diễn ra khi nguồn sống môi trường còn nhiều, mật độ cá thể còn thưa thớt.

   + Quan hệ cạnh tranh:xuất hiện khi mật độ cá thể tăng cao, nguồn sống trong môi trường không đủ cung cấp cho các cá thể trong quần thể. Cạnh tranh là phương thức thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể được duy trì ở mức độ phù hợp

II. Các đặc điểm cơ bản của quần thể

   1. Tỉ lệ giới tính

- Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái.

- Trong quá trình sống, tỉ lệ này có thể thay đổi tuỳ thuộc từng loài, từng thời gian và điều kiện sống.

- Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiểu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi

   2. Nhóm tuổi

- Mỗi quần thể có cấu trúc tuổi đặc trưng. Cấu trúc này luôn thay đổi phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường.

   + Khi nguồn sống của môi trường suy giảm, xảy ra các điều kiện bất lợi thì các cá thể non và già bị chết nhiều hơn các cá thể trưởng thành.

   + Trong điều kiện thuận lợi, nguồn sống dồi dào, con non lớn lên nhanh chóng, tỉ lệ tử vong giảm, kích thước quần thể tăng cao.

- Các nghiên cứu về thành phần nhóm tuổi giúp chúng ta có kế hoạch bảo vệ và khai thác tài nguyên sinh vật có hiệu quả

   3. Sự phân bố cá thể trong quần thể

- Có 3 kiểu phân bố cá thể thường gặp: phân bố theo nhóm, phân bố đồng đều và phân bố ngẫu nhiên.

- Phân bố ngẫu nhiên là dạng phân bố phổ biến nhất; thường gặp khi điều kiện sống phân bố không đồng đều.

- Phân bố đồng đều thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều và giữa các cá thể có sự cạnh tranh gay gắt.

- Phân bố ngẫu nhiên là dạng trung gian giữa hai dạng trên; xảy ra khi điều kiện môi trường phân bố đồng đều và giữa các cá thể không có sự cạnh tranh gay gắt.

   4. Mật độ cá thể

- Mật độ quần thể là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích.

- Mật độ cá thể được coi là một trong những đặc trưng cơ bản nhất của quần thể. Vì: mật độ cá thể ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, khả năng sinh sản và tử vong.

- Mật độ cá thể của quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hoặc theo điều kiện môi trường.

   5. Kích thước quần thể

- Kích thước của quần thể sinh vật là số lượng cá thế (hoặc khối lượng hoặc năng lượng tích luỹ trong các cá thể) phân bố trong khoảng không gian của quần thể.

- Kích thước của quần thể dao động từ kích thước tối thiểu đến kích thước tối đa.

   + Kích thước tối thiểu: số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển. Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong.

   + Kích thước tối đa:là giới hạn lớn nhất về số lượng cá thể mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống mà môi trường có thể cung cấp. Nếu kích thước quá lớn, cạnh tranh giữa các cá thể tăng lên, một số cá thể di cư khỏi quần thể, mức tử vong cao.

- Kích thước của quần thể luôn phụ thuộc và 4 yếu tố: mức độ sinh sản, mức độ tử vong, mức độ xuất cư và nhập cư của các cá thể.

   6. Tăng trưởng của quần thể

- Trên lý thuyết, nếu nguồn sống của môi trường vô cùng dồi dào, không gian cư trú không giới hạn thì quần thể sẽ liên tục phát triển, tạo thành đường cong chữ J

- Trong thực tế, tăng trưởng của quần thể thường bị giới hạn bởi nhiều yếu tố: điều kiện sống không thuận lợi, …Khi đó đường cong tăng trưởng thực tế có dạng chữ S

Trắc nghiệm Cá thể và quần thể sinh vật có đáp án

Câu 1: Đặc điểm nào dưới đây không có ở cây ưa sáng?

A. Chịu được ánh sáng mạnh.      B. Có phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu.

C. Lá xếp nghiêng.      D. Mọc ở nơi quang đãng hoặc ở tầng trên của tán rừng.

Câu 2. Đặc điểm nào dưới đây không có ở cây ưa bóng?

A. Phiến lá dày, mô giậu phát triển.      B. Mọc dưới bóng của cây khác.

C. Lá nằm ngang.      D. Thu được nhiều tia sáng tán xạ.

Câu 3. Giới hạn sinh thái là:

A. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian.

B. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.

C. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhiều nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.

D. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật vẫn tồn tại được.

Câu 4. Đặc điểm thích hợp làm giảm mất nhiệt của cơ thể voi sống ở vùng ôn đới so với voi sống ở vùng nhiệt đới là

A. có đôi tai dài và lớn. B. cơ thể có lớp mở dày bao bọc.

C. kích thước cơ thể nhỏ. D. ra mồ hôi.

Câu 5. Khái niệm môi trường nào sau đây là đúng?

A. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố hữu sinh ở xung quanh sinh vật.

B. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh và hữu sinh ở xung quanh sinh vật, trừ nhân tố con người.

C. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh xung quanh sinh vật.

D. Môi trường gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật; làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật.

Câu 6. Nơi ở của các loài là:

A. địa điểm cư trú của chúng.

B. địa điểm sinh sản của chúng.

C. địa điểm thích nghi của chúng.

D. địa điểm dinh dưỡng của chúng.

Câu 7. Nhóm sinh vật nào dưới đây có nhiệt độ cơ thể không biến đổi theo nhiệt độ môi trường?

A. Lưỡng cư.

B. Cá xương.

C. Thú.

D. Bò sát.

Câu 8. Đối với mỗi nhân tố sinh thái thì khoảng thuận lợi (khoảng cực thuận) là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật

A. phát triển thuận lợi nhất.

B. có sức sống trung bình.

C. có sức sống giảm dần.

D. chết hàng loạt.

Câu 9. Trong rừng mưa nhiệt đới, những cây thân gỗ có chiều cao vượt lên tầng trên của tán rừng thuộc nhóm thực vật

A. ưa bóng và chịu hạn.

B. ưa sáng.

C. ưa bóng.

D. chịu nóng.

Câu 10. Có các loại môi trường phổ biến là:

A. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường sinh vật.

B. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường bên trong.

C. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường ngoài.

D. môi trường đất, môi trường nước ngọt, môi trường nước mặn và môi trường trên cạn.

Câu 11: Có các loại nhân tố sinh thái nào:

A. nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố sinh vật.

B. nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố con người.

C. nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố ngoại cảnh.

D. nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh.

Câu 12. Cá rô phi nuôi ở Việt Nam có các giá trị giới hạn dưới và giới hạn trên về nhiệt độ lần lượt là 5,6oC và 42oC. Khoảng giá trị nhiệt độ từ 5,6oC đến 42oC được gọi là

A. khoảng gây chết.

B. khoảng thuận lợi.

C. khoảng chống chịu.

D. giới hạn sinh thái.

Câu 13. Đặc điểm nào sau đây là không đúng với cây ưa sáng?

A. Phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu, lá nằm ngang.

B. Lá cây có phiến dày, mô giậu phát triển, chịu được ánh sáng mạnh.

C. Mọc nơi quang đãng hoặc ở tầng trên của tán rừng.

D. Lá cây xếp nghiêng so với mặt đất, tránh được những tia nắng chiếu thẳng vào bề mặt lá.

Câu 14. Con người là một nhân tố sinh thái đặc biệt. Có thể xếp con người vào nhóm nhân tố nào sau đây?

A. Nhóm nhân tố vô sinh.

B. Nhóm nhân tố hữu sinh.

C. Thuộc cả nhóm nhân tố hữu sinh và nhóm nhân tố vô sinh.

D. Nhóm nhân tố vô sinh và nhóm nhân tố hữu sinh.

Câu 15. Chọn câu sai trong các câu sau:

A. Nhân tố sinh thái là tất cả các yếu tố của môi trường tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật.

B. Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.

C. Sinh vật không phải là yếu tố sinh thái.

D. Các nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm là nhóm nhân tố vô sinh và nhóm nhân tố hữu sinh.

Đáp án

Câu 12345
Đáp ánBAABD
Câu 678910
Đáp ánACABD
Câu 1112131415
Đáp ánDDABC

Xem thêm các dạng bài tập Sinh học lớp 12 chọn lọc, có đáp án hay khác: