X

Chuyên đề Sinh học lớp 12

Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 4 thế hệ


Câu hỏi:

Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 4 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau:

Thế hệ

Kiểu gen AA

Kiểu gen Aa

Kiểu gen aa

F1

0,25

0,5

0,25

F2

0,28

0,44

0,28

F3

0,31

0,38

0,31

F4

0,34

0,32

0,34

Quần thể đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào sau đây?

A. Các yếu tố ngẫu nhiên.

B. Giao phối không ngẫu nhiên

C. Chọn lọc tự nhiên

D. Di - nhập gen.

Trả lời:

Đáp án B

Để xác định được quần thể đang chịu sự tác động của nhân tố tiến hóa nào thì ta phải dựa vào tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể qua từng thế hệ:

1.                 Qua các thế hệ từ F1 đến F4 ta thấy:

+ Tần số alen từ F1 đến F4 không thay đổi (đều có A = 0,5; a = 0,5).

+ Tần số kiểu gen dị hợp giảm dần, tần số kiểu gen đồng hợp tăng dần.

Quần thể trên đang chịu sự tác động của nhân tố giao phối không ngẫu nhiên.

Xem thêm bài tập Sinh học có lời giải hay khác:

Câu 1:

Theo quan niệm hiện đại về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem lời giải »


Câu 2:

Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên, xét các phát biểu sau đây:

I. Khi không xảy ra đột biến, không có CLTN, không có di – nhập gen, nếu thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể có biến đổi thì đó là lí do tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.

II. Một quần thể đang có kích thước lớn nhưng do các yếu tố thiên tai hoặc bất kì các yếu tố nào khác làm giảm kích thước của quần thể một cách đáng kể thì những cá thể sống sót có thể có vốn gen khác biệt hẳn với vốn gen của quần thể ban đầu.

III. Với quần thể có kích thước càng lớn thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen của quần thể và ngược lại.

IV. Kết quả tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thường dẫn tới làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền và có thể dẫn tới làm suy thoái quần thể.

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

Xem lời giải »


Câu 3:

Các quần thể tự thụ phấn lâu đời trong tự nhiên nếu không có sự tác động của các nhân tố tiến hóa khác thì thường có đặc điểm:

  (1) Có tần số alen không thay đổi qua các thế hệ.

  (2) Phân hóa thành những dòng thuần khác nhau.

  (3) Không chứa các gen lặn có hại.

Phương án đúng là:

Xem lời giải »


Câu 4:

Có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng với quan điểm hiện tại về chọn lọc tự nhiên?

(1) Một đột biến có hại sẽ luôn bị chọn lọc tự nhiên đào thải hoàn toàn ra khỏi quần thể sau một số thế hệ

(2) Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tấn số alen của quần thể sinh vật nhân sơ chậm hơn so với các sinh vật nhân thực lưỡng bội.

(3) Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể theo một hướng xác định bằng cách tác động trực tiếp lên kiểu hình của sinh vật.

(4) Khi môi trường sống ổn định thì chọn lọc tự nhiên không thể làm thay đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể.

(5) Chọn lọc tự nhiên là nhân tố duy nhất có khả năng định hướng cho quá trình tiến hóa.

Xem lời giải »


Câu 5:

Khi nói về cơ quan tương đồng, có mấy ví dụ sau đây là đúng?

(1)   Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt      

(2). Củ khoai lang và củ khoai tây,

(3)   Gai cây hoàng liên và gai cây hoa hồng         

(4). Chân chuột chũi và chân dế dũi,

(5) Vòi hút của bướm và mỏ chim ruồi

(6) Cánh dơi và cánh chim

Xem lời giải »


Câu 6:

Cho các thông tin về hóa thạch:

(1)     Loài cá Phổi có hình dạng gần như không thay đổi trong suốt hàng triệu năm tiến hóa nên chúng được xem như là "hóa thạch sống".

(2)     Từ hóa thạch, người ta có thể biết được lịch sử xuất hiện, phát triển và diệt vong của các loài.

(3)     Hóa thạch là dẫn liệu giúp nghiên cứu lịch sử vỏ quả đất.

(4)     Hóa thạch là bằng chứng gián tiếp cho ta thây mối quan hệ tiến hóa giữa các loài.

Các thông tin đúng về hóa thạch là:

Xem lời giải »


Câu 7:

Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hoá nhỏ là:

Xem lời giải »


Câu 8:

Các ví dụ nào sau đây thuộc về cơ chế cách li sau hợp tử:

(1) Hai loài rắn sọc sống trong cùng một khu vực địa lí, một loài chủ yếu sống dưới nước, loài kia sống trên cạn.

(2) Một số loài kì giông sống trong một khu vực vẫn giao phối với nhau, tuy nhiên phần lớn con lai phát triển không hoàn chỉnh.

(3) Ngựa lai với lừa đẻ ra con la bất thụ.

(4) Trong cùng một khu phân bố địa lí, chồn đốm phương đông giao phối vào cuối đông, chồn đốm phương tây giao phối vào cuối hè.

(5) Các phân tử prôtêin bề mặt của trứng và tinh trùng nhím biển tím và nhím biển đỏ không tương thích nên không thể kết hợp được với nhau.

(6) Hai dòng lúa tích lũy các alen đột biến lặn ở một số locut khác nhau, hai dòng vẫn phát triển bình thường, hữu thụ nhưng con lai giữa hai dòng mang nhiều alen đột biến lặn nên có kích thước rất nhỏ và cho hạt lép.

Xem lời giải »