X

Chuyên đề Sinh học lớp 12

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây


Câu hỏi:

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây không làm thay đổi tần số alen của quần thể?

A. Đột biến

B. Các yếu tố ngẫu nhiên

C. Chọn lọc tự nhiên

D. Giao phối không ngẫu nhiên

Trả lời:

Đáp án D

Theo thuyết tiến hóa hiện đại:

Đột biến

 Thay đổi tần số alen ngẫu nhiên, vô hướng, rất chậm (10-4 à 10-6).

Chọn lọc tự nhiên

 Thay đổi tần số alen theo một hướng xác định (hướng chọn lọc).

Yếu tố ngẫu nhiên

  Thay đổi tần số alen không theo một hướng nào cả. Một alen tốt cũng có thể bị đào thải, alen xấu vẫn có khả năng giữ lại.

Di nhập gen

Thay đổi tần số alen.

Giao phối không ngẫu nhiên

- Không làm thay đổi tần số alen.

- Làm thay đổi thành phần kiểu gen (cấu trúc di truyền) qua từng thế hệ (tăng đồng hợp, giảm dị hợp).

Xem thêm bài tập Sinh học có lời giải hay khác:

Câu 1:

Khi nói đến quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

I. Quá trình hình thành quần thể thích nghi luôn dẫn đến hình thành loài mới.

II.  Sự cách li địa lí tất yếu dẫn đến sự hình thành loài mới.

III. Sự hinh thành loài mới liên quan đến quá trình phát sinh các đột biến.

     IV. Quá trình hình thành quần thể thích nghi không nhất thiết dẫn đến hình thành loài mới.

Xem lời giải »


Câu 2:

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, quá trình phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất gồm các giai đoạn sau:

I. Tiến hóa hóa học

II. Tiến hóa sinh học

III. Tiến hóa tiền sinh học

Các giai đoạn trên diễn ra theo thứ tự đúng là:

Xem lời giải »


Câu 3:

Khi nói về các nhân tố tiến hóa theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biếu nào sau đây đúng?

Xem lời giải »


Câu 4:

Trong một hồ ở châu Phi, người ta thấy có hai loài cá rất giống nhau về các đặc điểm hình thái và chỉ khác nhau về màu sắc, một loài màu đỏ và một loài màu xám. Mặc dù cùng sống trong một hồ nhưng chúng không giao phối với nhau. Tuy nhiên, khi nuôi các cá thể của hai loài này trong một bể cá có chiếu ánh sáng đơn sắc làm cho chúng có màu giống nhau thì chúng lại giao phối với nhau và sinh con. Dạng cách li nào sau đây làm cho hai loài này không giao phối với nhau trong điều kiện tự nhiên?

Xem lời giải »


Câu 5:

Các ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử?

(1) Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản.

(2) Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được để cho cây thuộc loài khác.

(3) Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển.

(4) Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.

Đáp án đúng là

Xem lời giải »