Trong một hồ ở châu Phi, người ta thấy có hai loài cá rất giống nhau về các đặc điểm
Câu hỏi:
Trong một hồ ở châu Phi, người ta thấy có hai loài cá rất giống nhau về các đặc điểm hình thái và chỉ khác nhau về màu sắc, một loài màu đỏ và một loài màu xám. Mặc dù cùng sống trong một hồ nhưng chúng không giao phối với nhau. Tuy nhiên, khi nuôi các cá thể của hai loài này trong một bể cá có chiếu ánh sáng đơn sắc làm cho chúng có màu giống nhau thì chúng lại giao phối với nhau và sinh con. Dạng cách li nào sau đây làm cho hai loài này không giao phối với nhau trong điều kiện tự nhiên?
A. Cách li tập tính.
B. Cách li địa lí.
C. Cách li sinh thái.
D. Cách li cơ học.
Trả lời:
Đáp án: A
Một hồ có hai loài cá rất giống nhau về các đặc điểm hình thái và chỉ khác nhau về màu sắc.
- Trong tự nhiên 2 loài này không giao phối.
- Đưa vào hồ nhân tạo, chiếu ánh sáng đơn sắc thì chúng không phân biệt màu được → nên giao phối nhau và tạo con.
⇒ Trong tự nhiên 2 loài này cách li tập tính.
Xem thêm bài tập Sinh học có lời giải hay khác:
Câu 1:
Cách li địa lí có vai trò quan trọng trong tiến hoá vì
Xem lời giải »
Câu 2:
Khi nói về quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa, phát biểu nào sau đây đúng?
Xem lời giải »
Câu 3:
Phần lớn các loài thực vật có hoa và dương xỉ được hình thành bằng cơ chế:
Xem lời giải »
Câu 4:
Khi nói về quá trình hình thành loài mới, những phát biểu nào sau đây đúng?
(1) Cách li tập tính và cách li sinh thái có thể dẫn đến hình thành loài mới.
(2) Cách li địa lý sẽ tạo ra các kiểu gen mới trong quần thể dẫn đến hình thành loài mới.
(3) Cách li địa lý luôn dẫn đến hình thành loài mới.
(4) Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bộ hóa thường gặp ở động vật.
(5) Hình thành loài bằng cách li địa lý xảy ra một cách chậm chạp, qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
(6) Cách li địa lý luôn dẫn đến hình thành cách li sinh sản.
Xem lời giải »
Câu 5:
Khi nói về quá trình hình thành loài mới theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây không đúng?
Xem lời giải »
Câu 6:
Quá trình hình thành loài lúa mì (T.aestivum) được các nhà khoa học mô tả như sau: Loài lúa mì (T.monococcum) lai với loài cỏ dại (T.speltoides) đã tạo ra con lai. Con lai này được gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành loài lúa mì hoang dại (A.squarrosa). Loài lúa mì hoang dại (A.squarrosa) lai với loài cỏ dại (T.tauschii) đã tạo ra con lai. Con lai này lại được gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành loài lúa mì (T.aestivum). Loài lúa mì (T.aestivum) có bộ nhiễm sắc thể gồm?
Xem lời giải »
Câu 7:
Loài cỏ Spartina có bộ nhiễm sắc thể 2n = 120 được xác định gồm bộ nhiễm sắc thể của loài cỏ gốc châu Âu 2n = 50 và bộ nhiễm sắc thể của loài cỏ gốc châu Mĩ 2n = 70. Loài cỏ Spartina được hình thành bằng
Xem lời giải »