Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 1: Vai trò và triển vọng của lâm nghiệp - Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn tóm tắt lý thuyết Công nghệ 12 Bài 1: Vai trò và triển vọng của lâm nghiệp sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Công nghệ 12.
Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 1: Vai trò và triển vọng của lâm nghiệp - Kết nối tri thức
I. Vai trò của lâm nghiệp
1. Vai trò đối với đời sống con người
+ Cung cấp lâm sản, đặc sản cây công nghiệp phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.
+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng cơ bản.
+ Cung cấp dược liệu quý phục vụ nhu cầu chữa bệnh và nâng cao sức khỏe.
+ Tạo công ăn việc làm, mang lại nguồn thu nhập giúp ổn định đời sống của đồng bào.
+ Có vai trò đối với đời sống tinh thần của dân tộc thiểu số.
- Điều hòa dòng chảy; chống xói mòn rửa trôi; giảm thiểu lũ lụt, hạn hán; giữ ổn định nguồn nước.
- Chắn sóng, chắn gió, chống cát bay, chống sự xâm nhập của nước mặn, ... bảo vệ đồng ruộng và khu dân cư ven biển.
- Làm sạch không khí, giảm thiểu tiếng ồn, điều hòa khí hậu, tạo môi trường sống trong lành cho con người và tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển.
- Bảo tồn đa dạng sinh học.
II. Triển vọng của lâm nghiệp
1. Phát triển để bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường sinh thái.
Cần quan tâm đến bảo tồn, phát triển diện tích và đa dạng tài nguyên rừng, góp phần bảo vệ hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học và môi trường sinh thái.
2. Phát triển để phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.
- Ngành công nghiệp Chế biến gỗ trở thành ngành kinh tế quan trọng.
- Xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm gỗ Việt Nam có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế.
- Phấn đấu nằm trong nhóm các nước hàng đầu thế giới về sản xuất, chế biến, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.
3. Phát triển để thực hiện chức năng xã hội của rừng.
- Tỉ lệ lao động lâm nghiệpđược đào tạo nghề năm 2025 đạt 45%, năm 2030 đạt 50%.
- Năm 2025 có 50%, năm 2030 có 80% hộ miền núi, người dân tộc thiểu số ở vùng rừng tham gia sản xuất lâm nghiệp hàng hóa.
- Năm 2025, thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số tăng trên 2 lần so với năm 2020.
- Năm 2050, góp phần xây dựng đất nước an toàn và thịnh vượng, giữ vững quốc phòng an ninh.
III. Đặc trưng cơ bản của sản xuất lâm nghiệp
1. Đối tượng là các cơ thể sống, có chu kì sinh trưởng dài
- Lựa chọn đối tượng cây rừng phù hợp với thời gian giao rừng, cho thuê rừng.
- Lập kế hoạch sản xuất phù hợp với giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây rừng.
- Trồng xen canh cây ngắn ngày.
- Thường xuyên chọn lọc, duy trì chất lượng giống hiện có, nhập nội giống tốt, tiến hành lai tạo.
2. Địa bàn rộng lớn, khó khăn về giao thông và cơ sở vật chất
- Giao đất, giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng và tổ chức theo quy định của pháp luật.
- Điều tra, theo dõi diễn biến khí hậu, nguồn tài nguyên rừng.
- Xây dựng phương hướng sản xuất kinh doanh, cơ sở vật chất, kĩ thuật phù hợp với đặc điểm và yêu cầu sản xuất lâm nghiệp ở từng vùng.
3. Ngành sản xuất đa dạng sản phẩm và có nhiều lợi ích đặc thù
- Hoạt động: quản lí, trồng rừng, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng, chế biến lâm sản.
- Sản phẩm: gỗ, lâm sản ngoài gỗ, sản phẩm đã chế biến.
- Tuân thủ quy định của pháp luật và điều ước quốc tế về lâm nghiệp.
4. Sản xuất lâm nghiệp mang tính thời vụ cao.
- Thể hiện ở các mùa trong năm và các năm trong chu kì sản xuất.
- Có giải pháp tổ chức lao động hợp lí, cung ứng vật tư – kĩ thuật kịp thời, trang bị công cụ, máy móc thích hợp.
- Trồng xen canh một số loại cây trồng phù hợp, phát triển dịch vụ lâm nghiệp hợp lí.
IV. Yêu cầu cơ bản đối với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong lâm nghiệp
- Có sức khỏe tốt, chăm chỉ, chịu khó và có trách nhiệm trong công việc.
- Có kiến thức cơ bản về quy luật phát sinh, phát triển của cây rừng.
- Có kiến thức, kĩ năng cơ bản về trồng, chăm sóc, khai thác và bảo vệ tài nguyên rừng bền vững; có khả năng sử dụng, vận hành các thiết bị, máy móc trong trồng, chăm sóc, khai thác và bảo vệ rừng.
- Tuân thủ an toàn lao động và công ước quốc tế liên quan đến khai thác và bảo vệ tài nguyên rừng; có ý thức bảo vệ môi trường.