X

Lý thuyết Công nghệ 12 Kết nối tri thức

Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 16: Diode, transistor và mạch tích hợp IC - Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn tóm tắt lý thuyết Công nghệ 12 Bài 16: Diode, transistor và mạch tích hợp IC sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Công nghệ 12.

Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 16: Diode, transistor và mạch tích hợp IC - Kết nối tri thức

I. Diode

1. Công dụng

- Biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.

- Dùng để ổn áp.

2. Hình dạng và kí hiệu

- Cấu tạo: gồm hai lớp vật liệu bán dẫn P, N.

Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 16: Diode, transistor và mạch tích hợp IC | Kết nối tri thức

- Hoạt động:

+ UAK > 0: diode dẫn điện từ A sang K.

+ UAK < 0: diode không dẫn điện.

- Phân loại, kí hiệu:

+ Diode thường: Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 16: Diode, transistor và mạch tích hợp IC | Kết nối tri thức

+ Diode ổn áp: Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 16: Diode, transistor và mạch tích hợp IC | Kết nối tri thức

3. Thông số kĩ thuật

- Dòng định mức (Iđm): Trị số dòng điện lớn nhất cho phép chạy qua diode mà vẫn đảm bảo an toàn.

- Điện áp ngược lớn nhất (UnMax): Trị số điện áp lớn nhất cho phép đặt lên hai cực của diode mà vẫn đảm bảo an toàn, diode không bị đánh thủng.

II. Transistor lưỡng cực

1. Công dụng

Khuếch đại tín hiệu, chuyển mạch điện tử với hai trạng thái đóng và mở.

2. Hình dạng và kí hiệu

- Cấu tạo: gồm ba lớp vật liệu bán dẫn với đầu ra là ba cực Base (B), Collector (C) và Emitter (E).

- Phân loại và kí hiệu:

Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 16: Diode, transistor và mạch tích hợp IC | Kết nối tri thức

- Hoạt động:

+ Transistor NPN: dẫn dòng khi UBE > UF và UCE > 0

+ Transistor PNP: dẫn dòng khi UBE < - UF và UCE < 0

3. Thông số kĩ thuật

- Điện áp định mức collector – emitter (UCEO): điện áp lớn nhất cho phép đặt lên hai cực C và E để transistor làm việc mà không bị đánh hỏng.

- Điện áp định mức base – emitter (UBEO): điện áp lớn nhất cho phép đặt vào hai cực B và E để transistor làm việc mà không bị đánh hỏng.

- Dòng điện collector định mức (IC): dòng điện collector lớn nhất cho phép chạy qua transistor.

- Dòng điện base định mức (IB): dòng điện base lớn nhất cho phép chạy qua transistor.

- Hệ số khuếch đại dòng (β): tỉ số giữa dòng điện IC và IB của transistor.

- Kí hiệu transistor có dạng: Axxxx, Bxxxx, Cxxxx, Dxxxx:

+ “A”, “B”: kí hiệu transistor PNP.

+ “C”, “D”: kí hiệu transistor NPN.

III. Mạch tích hợp IC

1. Công dụng

- Khái niệm: Là linh kiện được chế tạo bằng các công nghệ đặc biệt với độ chính xác cao, trong đó tích hợp một lượng lớn các linh kiện điện tử siêu nhỏ.

- Công dụng:

+ Trong mạch diện tử: khuếch đại, tạo dao động, bộ nhớ máy tính, vi xử lí.

+ Tăng hiệu năng và độ chính xác trong xử lí của thiết bị điện tử.

2. Nhận biết và phân loại

a) Nhận biết:

+ IC một hàng chân: nhìn theo mặt bên phải, đếm từ số 1 đến số cuối theo chiều từ trái sang phải.

+ IC hai hàng chân: nhìn từ trên xuống, đếm từ số 1 đến số cuối theo chiều ngược kim đồng hồ.

b) Phân loại:

- Theo mật độ tích hợp

+ SSI

+ MSI

+ LSI

+ VLSI

- Theo đặc điểm tín hiệu xử lí:

+ IC tương tự

+ IC số

+ IC kết hợp tương tự và số

- Theo công dụng:

+ IC sử dụng trong bộ xử lí trung tâm.

+ IC sử dụng trong các thiết bị cảm biến

+ IC dùng trong các mạch xử lí dòng điện và điện áp lớn.

IV. Thực hành

1. Chuẩn bị vật tư, dụng cụ (cho một nhóm học sinh)

2. Đo và kiểm tra linh kiện

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Công nghệ lớp 12 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác: