X

Lý thuyết Công nghệ 12 Kết nối tri thức

Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 15: Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn và nhân giống thuỷ sản - Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn tóm tắt lý thuyết Công nghệ 12 Bài 15: Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn và nhân giống thuỷ sản sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Công nghệ 12.

Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 15: Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn và nhân giống thuỷ sản - Kết nối tri thức

I. Ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn giống thủy sản

- Mục đích: chọn các cá thể mang gene mong muốn (gene quy định sinh trưởng nhanh, kháng bệnh,...).

- Vai trò: cho phép xác định chính xác những cá thể mang gene mong muốn ngay ở giai đoạn phát triển sớm, nhờ đó rút ngắn thời gian chọn giống, giảm chi phí và công lao động.

II. Ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống thủy sản.

1. Sử dụng các chất kích thích sinh sản

- Khái niệm: là những hormone có nguồn gốc từ động vật hoặc các chất tổng hợp, chúng thường được sử dụng trong sinh sản nhân tạo của cá.

- Vai trò: kích thích quá trình thành thục của trứng, tinh trùng, giúp sản xuất cá giống trên quy mô lớn và chủ động.

- Một số chất kích thích sinh sản: LRHa, HCG, PG và GnRHa,...

- Cách sử dụng:

+ Sử dụng đơn lẻ

+ Sử dụng kết hợp chúng với nhau.

Lý thuyết Công nghệ 12 Kết nối tri thức Bài 15: Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn và nhân giống thuỷ sản | Lâm nghiệp Thủy sản 12

2. Điều khiển giới tính động vật thuỷ sản

- Ở một số loài động vật thuỷ sản, có sự khác nhau giữa con cái và con đực về ngoại hình hay tốc độ sinh trưởng,...

- Vai trò: tạo hiệu quả tối ưu trong sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

- Phương pháp: cho thuỷ sản ăn hormone chuyển đổi giới tính.

- Cách thực hiện: trong chuyển đổi giới tính cá rô phi, hormone điều khiển giới tính đực (17a-methyl testosterone) sẽ được trộn đều vào thức ăn cho cá bột (ngay sau khi cá vừa sử dụng hết noãn hoàng); cho ăn trong vòng 21 ngày.

Lý thuyết Công nghệ 12 Kết nối tri thức Bài 15: Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn và nhân giống thuỷ sản | Lâm nghiệp Thủy sản 12

3. Bảo quản lạnh tinh trùng

- Vai trò:

+ Chủ động trong quá trình sản xuất giống nhân tạo, nhất là trong trường hợp có hiện tượng lệch pha trong sự thành thục sinh dục giữa con đực và con cái.

+ Dễ dàng trong quá trình vận chuyển so với trước đây khi phải đưa cá bố từ nơi này đến nơi khác để thụ tinh.

+ Hạn chế tối đa việc lưu giữ cá đực để bảo tồn dòng thuần

+ Ngăn cản suy giảm chất lượng di truyền do lai cận huyết trong thuỷ sản.

- Phương pháp:

+ Bảo quản ngắn hạn (bảo quản trong tủ lạnh)

+ Bảo quản dài hạn (bảo quản trong nitrogen lỏng).

a) Bảo quản ngắn hạn

- Quy trình:

+ Bước 1: Thu tinh trùng

+ Bước 2: Pha loãng tinh trùng với chất bảo quản

+ Bước 3: Bổ sung chất kháng sinh

+ Bước 4. Bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ từ 0 °C đến 4 °C

- Thời gian bảo quản: từ vài giờ đến một tháng

- Phụ thuộc vào nhiều yếu tố: loài cá, chất lượng tinh trùng ban đầu, tỉ lệ pha loãng, chất bảo quản,...

b) Bảo quản dài hạn

- Khái niệm: là hình thức bảo quản trong nitrogen lỏng.

- Quy trình:

+ Bước 1: Thu tinh trùng

+ Bước 2. Kiểm tra hoạt lực tinh trùng

+ Bước 3. Pha tính trùng với chất bảo quản, chất chống đông rồi đưa hỗn hợp vào dụng cụ lưu tinh trùng (cọng tinh).

+ Bước 4: Đưa dụng cụ lưu tinh trùng vào làm lạnh trong hơi nitrogen

+ Bước 5: Đưa dụng cụ lưu tinh trùng vào nitrogen lỏng để bảo quản dài hạn

- Thời gian bảo quản: có thể lên đến 3 tháng.

- Phụ thuộc vào nhiều yếu tố: loài cá, chất lượng tinh trùng ban đầu, tỉ lệ pha loãng, chất bảo quản, phương pháp hạ nhiệt,...

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Công nghệ lớp 12 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác: