Bộ Đề thi Ngữ Văn lớp 6 Giữa kì 2 có đáp án năm 2023 (4 đề)


Bộ Đề thi Ngữ Văn lớp 6 Giữa kì 2 có đáp án năm 2023 (4 đề)

Haylamdo biên soạn và sưu tầm Bộ Đề thi Ngữ Văn lớp 6 Giữa kì 2 có đáp án năm 2023(4 đề) được tổng hợp chọn lọc từ đề thi môn Văn 6 của các trường THCS sẽ giúp học sinh có kế hoạch ôn luyện từ đó đạt điểm cao trong các bài thi Văn lớp 6.

Bộ Đề thi Ngữ Văn lớp 6 Giữa kì 2 có đáp án năm 2023 (4 đề)

Bộ Đề thi Ngữ Văn lớp 6 Giữa kì 2 có đáp án năm 2023 (4 đề)

MA TRẬN VÀ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023

MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 BỘ KẾT NỐI TRI THỨC 

I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA

- Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học kì II, so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục.

- Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn.

II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA

- Hình thức: Trắc nghiêm + Tự luận

- Cách thức: Kiểm tra trên lớp theo đề của trường

III. THIẾT LẬP MA TRẬN

Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức năm 2023 có ma trận (10 đề)

Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức năm 2023 có ma trận (10 đề)

* Lưu ý:

- Trong phần đọc hiểu, tổ ra đề có thể linh hoạt về nội dung kiến thức cần kiểm tra nhưng đề phải phù hợp với nội dung, kế hoạch giáo dục môn học của đơn vị và tuyệt đối tuân thủ số câu, số điểm, tỉ lệ % ở từng mức độ của ma trận.

- Ma trận, đề, HDC sẽ được lưu và gửi về Phòng GDĐT quản lý, phục vụ công tác kiểm tra.

MA TRẬN VÀ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023

MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 

I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA

- Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học kì II, so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục.

- Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh.  Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn.

II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA 

- Hình thức: Trắc nghiêm + Tự luận  

- Cách thức: Kiểm tra trên lớp theo đề của trường

III. THIẾT LẬP MA TRẬN

        Mức độ


Lĩnh vực 

nội dung


Nhận biết


Thông hiểu


Vận dụng


Vận dụng cao


Tổng số

I. Đọc hiểu văn bản và thực hành tiếng Việt  Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: Đoạn văn bản/văn bản trong hoặc ngoài sách giáo khoa 

- Đặc điểm văn bản - đoạn trích  (phương thức biểu đạt/ngôi kể/ nhân vật)

- Từ và cấu tạo từ, nghĩa của từ, các biện pháp tu từ, cụm từ, phân biệt từ đồng âm, từ đa nghĩa, dấu câu) 

Văn bản (Nội dung của đoạn trích/đặc điểm nhân vật) 


 Bày tỏ ý kiến/ cảm nhận của  cá nhân về vấn đề (từ đoạn trích).



- Số câu

- Số điểm 

- Tỉ lệ

1

3.0

30 %

1

1.0

10%

1

1.0

10 %


3

5.0

50%


II. Làm văn





Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ, Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống. 



- Số câu 

- Số điểm

- Tỉ lệ




1

5.0

50%

1

5.0

50%

Tổng số câu

 Số điểm

Tỉ lệ


1

3.0

30%

1

1.0

10%

1

1.0

10%

1

5.0

50%


4

10.0

100%

* Lưu ý:

- Trong phần đọc hiểu, tổ ra đề có thể linh hoạt về nội dung kiến thức cần kiểm tra nhưng đề phải phù hợp với nội dung, kế hoạch giáo dục môn học của đơn vị và tuyệt đối tuân thủ số câu, số điểm, tỉ lệ % ở từng mức độ của ma trận.

- Ma trận, đề, HDC sẽ được lưu và gửi về Phòng GDĐT quản lý, phục vụ công tác kiểm tra.

MA TRẬN VÀ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023

MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 BỘ CÁNH DIỀU

I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA

- Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học kì II, so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục.

- Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn.

II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA

- Hình thức: Trắc nghiêm + Tự luận

- Cách thức: Kiểm tra trên lớp theo đề của trường

III. THIẾT LẬP MA TRẬN

Mức độ


Lĩnh vực

nội dung


Nhận biết


Thông hiểu


Vận dụng


Vận dụng cao


Tổng số

I. Đọc hiểu văn bản và thực hành tiếng Việt

Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: Đoạn văn bản/văn bản trong hoặc ngoài sách giáo khoa

- Đặc điểm văn bản - đoạn trích (phương thức biểu đạt/ngôi kể/ nhân vật)

- Từ và cấu tạo từ, nghĩa của từ, các biện pháp tu từ, cụm từ, phân biệt từ đồng âm, từ đa nghĩa, dấu câu)

Văn bản (Nội dung của đoạn trích/đặc điểm nhân vật)


Bày tỏ ý kiến/ cảm nhận của cá nhân về vấn đề (từ đoạn trích).



- Số câu

- Số điểm

- Tỉ lệ

2

1.0

10 %

1

1.0

10%

1

1.0

10 %


4

3.0

30%


II. Làm văn




Từ nội dung ngữ liệu phần đọc hiểu viết đoạn văn 150 chữ nêu cảm nghĩ về 1 vấn đề trong đời sống.

Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ, Viết bài văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả



- Số câu

- Số điểm

- Tỉ lệ



1

2.0

20%

1

5.0

50%

2

7.0

70%

Tổng số câu

Số điểm

Tỉ lệ


2

1.0

10%

1

1.0

10%

2

3.0

30%

1

5.0

50%


6

10.0

100%

* Lưu ý:

- Trong phần đọc hiểu, tổ ra đề có thể linh hoạt về nội dung kiến thức cần kiểm tra nhưng đề phải phù hợp với nội dung, kế hoạch giáo dục môn học của đơn vị và tuyệt đối tuân thủ số câu, số điểm, tỉ lệ % ở từng mức độ của ma trận.

- Ma trận, đề, HDC sẽ được lưu và gửi về Phòng GDĐT quản lý, phục vụ công tác kiểm tra.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều

Năm học 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 6

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

Phần I: Đọc – hiểu

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Ðôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con vì cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu”

(Trích Bài học đường đời đầu tiên, SGK Ngữ Văn – Cánh Diều/ Tập 2)

Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Văn bản ấy thuộc tác phẩm nào? Tác giả là ai?

Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản em vừa tìm được?

Câu 3: Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy? Nêu tác dụng của ngôi kể ấy?

Câu 4: Liệt kê các phép so sánh được sử dụng trong đoạn văn và nêu tác dụng.

Câu 5: Đoạn văn đề cập tới vẻ đẹp ngoại hình của Dế Mèn, có ý kiến cho rằng: “Dế Mèn có vẻ đẹp của một thanh niên cường tráng”. Em có đồng ý với ý kiến đó không, hãy chứng minh.

Phần II: Tập làm văn

Câu 1: Hãy viết một đoạn văn trình bày nội dung và nghệ thuật của văn bản em vừa tìm được ở phần I. Đọc - hiểu.

Câu 2: Trình bày ý kiến của em về hiện tượng vô cảm hiện nay

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 6

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

Phần I: Đọc hiểu (4,0 điểm) 

Cho đoạn văn:
 
"Hiên là đứa con gái bên hàng xóm, bạn với Lan và Duyên. Sơn thấy chị gọi nó không lại, bước gần đến trông thấy con bé co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hờ cả lưng và tay. Chị Lan cũng đến hỏi:
- Sao áo của mày rách thế Hiên, áo lành đầu không mặc?
Con bé bịu xịu nói:
- Hết áo rồi, chỉ còn cái này.
- Sao không bảo u mày may cho?
Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chi có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn cùng nói với Hiên đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, Sơn lại gần chị thì thầm:
- Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ.
- Ừ, phải đấy. Để chị về lấy.
Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo. Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui"...

(Trích Gió lạnh đầu mùa, Thạch Lam – SGK Chân trời sáng tạo Ngữ văn 6 – HK2)

Câu 1 (1,0 điểm). Xác định ngôi kể và phương thức biểu đạt chính của đoạn văn
trên.
Câu 2 (2 điểm). Chỉ ra các câu văn miêu tả ý nghĩ của Sơn khi Sơn nhớ ra cuộc sống nghèo khổ của mẹ con Hiên. Những suy nghĩ, cảm xúc ấy giúp em cảm nhận điều gì ở nhân vật?
Câu 3 (1,0 điểm). Tại sao khi chị Lan về lấy áo cho Hiên, Sơn lại thấy lòng ấm áp, vui vui?

Phần II: Đọc hiểu ( 6,0 điểm) Cho đoạn văn:

Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về sự sẻ chia trong cuộc sống.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 6

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

I. Trắc nghiệm (4 điểm)
 
Đọc lại văn bản Vua chích choè trong SGK (tr. 36 - 41) và chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi:

Câu 1: Trong bữa tiệc vua mở ra để chọn phò mã, công chúa không những từ chối hết người này đến người khác, mà còn chế giễu, nhạo báng họ. Điều đó chứng tỏ công chúa là một người:

A. Quá xinh đẹp

B. Rất thông minh

C. Tự cho mình tài giỏi

D. Kiêu ngạo và ngông cuồng

Câu 2: Vua quyết định gả công chúa cho người hát rong là để:

A. Trừng phạt thói kiêu ngạo và ngông cuồng của công chúa

B. Cho công chúa được trải nghiệm một cuộc sống mới

C. Thử thách công chúa

D. Giáo dục công chúa

Câu 3: Người hát rong (cũng chính là Vua chích choè) muốn công chúa trải qua những thiếu thốn, khổ cực nhằm mục đích:

A. Trả thù công chúa, vì nàng đã giễu cợt mình trước mặt mọi người

B. Để công chúa thấu hiểu cuộc sống của người bình thường

C. Uốn nắn tính cách của công chúa, để nàng trở thành người vợ hiền thục

D. Để công chúa dần dần chấp nhận cuộc sống nghèo hèn

Câu 4: Toàn bộ những thử thách mà Vua chích choè dành cho công chúa xuất phát từ:

A. Tấm lòng nhân hậu

B. Tình yêu đối với công chúa

C. Quyền uy của một ông vua

D. Sự nghiêm khắc của một người chồng

Câu 5: Cuối cùng, công chúa được Vua chích choè chấp nhận là vì:

A. Nàng rất xinh đẹp.

B. Nàng rất thông minh.

C. Nàng vốn là con vua.

D. Nàng biết hối hận trước những điều sai trái mình đã làm.

II. Tập làm văn (6 điểm)

Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ của em ở trường tiểu học.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa học kì 2

Năm học 2023

Môn: Ngữ văn lớp 6

Thời gian làm bài: 90 phút

Câu 1: (4,0 điểm) Cho câu thơ sau:

"Chú bé loắt choắt..."

a. Chép tiếp những câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ 2 và 3 trong một bài thơ em đã học?

b. Hai khổ thơ trên trích trong bài thơ nào, của ai?

c. Tìm các từ láy và biện pháp tu từ được sử dụng trong hai khổ thơ trên? Em cho biết việc sử dụng các từ láy và biện pháp tu từ ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của hai khổ thơ trên?

Câu 2: (6,0 điểm)

Viết bài văn ngắn miêu tả cảnh mùa xuân (trong đó có sử dụng câu trần thuật đơn có từ là và gạch chân câu trần thuật đơn có từ là ấy)

ĐÁP ÁN

Câu 1

a. Chép hoàn chỉnh 2 khổ thơ, đúng dấu câu, đúng chính tả.

Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh


Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng.

b. Trích trong bài thơ "Lượm" của Tố Hữu.

c.

- Các từ láy: Loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh.

- Biện pháp tu từ: Phép so sánh "như con chim chích ..."

- Tác dụng của việc sử dụng các từ láy và biện pháp so sánh trong việc thể hiện nội dung 2 khổ thơ là:

+ Bằng những từ ngữ, hình ảnh gợi hình gợi cảm cao, nhà thơ đã khắc họa hình ảnh chú bé Lượm nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, tinh nghịch, hồn nhiên, lạc quan, vui tươi, yêu đời một cách chân thực sống động.

+ Thể hiện tình cảm yêu mến, trân trọng của nhà thơ với người chiến sĩ nhỏ.

Câu 2:

* Nội dung:

1. Mở bài:

- Giới thiệu được về mùa xuân.

- Tình cảm với mùa xuân.

2. Thân bài: Miêu tả cụ thể về mùa xuân.

- Tả khái quát về mùa xuân: Không khí mùa xuân, không gian đất trời, ánh sáng, cây cối, hoa cỏ, con người,...tươi đẹp tràn đầy nhựa sống.

- Tả cụ thể từng dấu hiệu, từng nét đặc trưng riêng của mùa xuân:

+ Bầu trời: Sáng hơn, không khí ấm áp, có mưa xuân lất phất bay...

+ Cây cối đâm trồi nảy lộc xanh tươi, mầm non cựa mình nhú lên những búp lá xanh ngọc bích rung rinh nhè nhẹ trước gió xuân hây hẩy.

+ Không khí thơm mát hương hoa mật ngọt.

+ Hoa đào, hoa mai nở rực rỡ.

+ Chim hót líu lo, én bay đầy trời, ong bướm nô nức bên các nàng hoa.

+ Dòng sông, cánh đồng êm ả xanh mươn mướt.

+ Con người vui tươi rạng rỡ, yêu đời... không khí gia đình sum vầy ấm áp.

+ Những hoạt động của con người vào mùa xuân: Trẩy hội, vui chơi,...

3. Kết bài: Tình cảm với mùa xuân: Yêu mùa xuân.

* Hình thức:

- Bài văn rõ ràng, liên kết chặt chẽ, mạch lạc, diễn đạt tốt.

- Có sử dụng câu trần thuật đơn có từ là có gạch chân.

Lưu ý: Trừ điểm lỗi chính tả, lỗi trình bày, có cộng điểm cho sự sáng tạo của học sinh cho phù hợp với học sinh.

Bộ Đề thi Ngữ Văn lớp 6 Giữa kì 2 có đáp án năm 2023 (4 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa học kì 2

Năm học 2023

Môn: Ngữ văn lớp 6

Thời gian làm bài: 90 phút

CCâu 1 (1,0 điểm): Xác định các phó từ có trong đoạn văn sau:

“Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng.”

(Bài học đường đời đầu tiên - Tô Hoài)

Câu 2 (4,0 điểm): Đọc đoạn thơ sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh


Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng...’’

a, Đoạn thơ trích trong bài thơ nào? Ai là tác giả bài thơ?

b, Trong đoạn thơ, tác giả đã sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật tu từ nào? Chép lại những dòng thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật ấy và nêu tác dụng.

c, Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên.

Câu 3 (5,0 điểm )

Hãy tả lại cảnh quê hương em vào một buổi sáng đẹp trời.

ĐÁP ÁN

Câu 1: Yêu cầu học sinh tìm được các phó từ sau, tìm được mỗi từ cho 0,25 điểm: “Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng.”

→ Các phó từ: Được, rất, ra, rất

Câu 2:

Yêu cầu học sinh làm được như sau:

a, Đoạn thơ trích trong bài thơ “Lượm”. Tác giả bài thơ là Tố Hữu.

b,

- Trong đoạn thơ, tác giả đó sử dụng thành công nghệ thuật so sánh

- Những dòng thơ trực tiếp có hình ảnh so sánh: ‘‘Mồm huýt sáo vang/ Như con chim chích’’

- Tác dụng: Tác giả so sánh chú bé liên lạc với con chim chích nhỏ bé, nhanh nhẹn, hữu ích khiến người đọc hình dung cụ thể và rất ấn tượng về hình ảnh một chú bé Lượm nhỏ nhắn, hoạt bát mà đáng yêu.

c. Cảm nhận: HS cần trình bày các ý sau:

- Giới thiệu ngắn gọn tác giả, tác phẩm và hình ảnh Lượm trong đoạn trích

- Cảm nhận hình ảnh đặc sắc nhất: Xuyên suốt hai khổ thơ là hình ảnh Lượm - một chú bé liên lạc thật xinh xắn, hồn nhiên và đáng yêu:

+ Ngoại hình: Lượm xuất hiện với dáng hình nhỏ nhắn, đáng yêu, thể hiện qua từ láy tượng hình " loắt choắt".

+ Trang phục: Gọn gàng, giản dị, xinh xắn, phù hợp với dáng người, công việc của chú bé "Cái xắc xinh xinh/Ca lô đội lệch".

+ Cử chỉ, hoạt động, tính cách: Chú bé rất nhanh nhẹn, thể hiện qua từ láy gợi hình" thoăn thoắt". Sự hồn nhiên của chú bé bộc lộ rõ hơn khi tác giả khéo léo sử dụng nghệ thuật so sánh: "Mồm huýt sáo vang/ Như con chim chích…". Qua đó, hình ảnh Lượm tự tin, hồn nhiên, yêu đời, yêu công việc của mình.

→ Với nhịp thơ 2/2, kết hợp các từ láy tượng hình cùng nghệ thuật so sánh, nhà thơ đã khắc hoạ chân dung chú bé liên lạc thật sống động khiến người đọc vô cùng yêu mến, cảm phục Lượm - một thiếu niên tuổi còn trẻ nhưng rất anh dũng, không sợ nguy hiểm, bom đạn của kẻ thù.

- Ý nghĩa hình ảnh Lượm:

+ Hình ảnh Lượm làm ta nhớ tới biết bao tấm gương những anh hùng không ngại gian khổ, hiểm nguy, không quản hi sinh thân mình trong cuộc kháng chiến chống Pháp để góp phần bảo vệ Tổ quốc.

+ Lượm là tấm gương sáng cho thế hệ mai sau noi theo.

- Khái quát lại suy nghĩ, tình cảm về hình ảnh Lượm qua đoạn trích.

* Lưu ý:

- Về hình thức: HS có thể trình bày bố cục là một bài văn cảm nhận dạng ngắn (Mở bài, thân bài, kết bài), hoặc là một đoạn văn, giám khảo vẫn cho điểm

- Về nội dung: HS cần trình bày đủ các ý chính ở trên, thiếu mỗi ý trừ theo điểm.

- Về diễn đạt: Lời văn trong sáng, giàu cảm xúc; bài viết thể hiện rõ được tình cảm, cảm xúc của bản thân đối với đối tượng cảm nhận → cho điểm tối đa.

- Học sinh có thể trình bày cảm nhận theo trình tự khác, song vẫn đảm bảo đủ các ý và lời văn giàu cảm xúc, giáo viên vẫn cho điểm tối đa.

- Tuỳ theo chất lượng bài làm của HS, giám khảo cho điểm hợp lý.

Câu 3:

Yêu cầu HS viết bài theo bố cục sau:

1. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu về một buổi sáng đẹp trời trên quê hương em.

2. Thân bài: Kết hợp tả theo trình tự thời gian và không gian

* Cảnh quê hương lúc trời vừa hửng sáng:

- Cảnh bao quát: Trời chưa sáng hẳn, không gian còn khoác trên mình màn sương mỏng...

- Cảnh chi tiết:

+ Bầu trời: Cao và thoáng đãng, … phía chân trời, mây, gió…

+ Làng xóm, quê hương: Từ trên cao trông những ngôi nhà mọc san sát như những cây nấm đủ màu sắc ...

+ Vài tiếng gà gáy sáng báo hiệu một ngày mới bắt đầu...

ð Cảnh đẹp thơ mộng, yên bình.

* Cảnh quê hương khi ông mặt trời bắt đầu lên:

- Cảnh bao quát: quê hương như bừng tỉnh sau một giấc ngủ say. Nắng vàng trải lên khắp mọi nơi...

- Cảnh chi tiết:

+ Trên các ngả đường: từng tốp học sinh…; mấy bác nông dân ra đồng … xe cộ đi lại nườm nượp, tiếng người, tiếng xe ...

+ Những hàng cây bên đường…, vài chú chim hót líu lo vang trời…

ð Cảnh đẹp với không khí sôi động, náo nhiệt.

* Cảnh quê hương khi nắng đã lên cao:

- Cảnh bao quát: nắng lấp lánh những ánh bạc phủ lên vạn vật...

- Cảnh chi tiết, tiêu biểu:

+ Cánh đồng lúa: … Dòng sông: ...

+ Khu chợ: Ồn ào, tấp nập...

ð Cảnh đẹp trù phú, đầm ấm, yên vui.

3. Kết bài: Khái quát suy nghĩ, tình cảm của em khi được ngắm quê hương vào buổi sáng đẹp trời.

* Lưu ý:

- Hành văn lưu loát, đủ ý, biết miêu tả bằng những hình ảnh so sánh, nhân hoá; biết kết hợp miêu tả với cảm nhận của bản thân. Bố cục rõ, không mắc lỗi diễn đạt mới cho điểm tối đa các ý

- Học sinh có thể trình bày bố cục thân bài theo trình tự khác hợp lí, sáng tạo vẫn cho điểm.

- Điểm trừ:

+ Sai từ 3 đến 5 lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt: Trừ 0,25 điểm

+ Sai trên 5 lỗi trừ 0,5 điểm.

Xem thêm các đề thi Văn lớp 6 chọn lọc, có đáp án hay khác: