Bộ Đề thi Ngữ Văn lớp 6 Học kì 2 có đáp án năm 2023 (4 đề - Sách mới)


Bộ Đề thi Ngữ Văn lớp 6 Học kì 2 có đáp án năm 2023 (4 đề - Sách mới)

Haylamdo biên soạn và sưu tầm Bộ Đề thi Ngữ Văn lớp 6 Học kì 2 có đáp án năm 2023 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều được tổng hợp chọn lọc từ đề thi môn Văn 6 của các trường THCS sẽ giúp học sinh có kế hoạch ôn luyện từ đó đạt điểm cao trong các bài thi Văn lớp 6.

Bộ Đề thi Ngữ Văn lớp 6 Học kì 2 có đáp án năm 2023 (4 đề)

MA TRẬN VÀ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023

MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA

- Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học kì II, so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục.

- Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn.

II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA

- Hình thức: Trắc nghiêm + Tự luận

- Cách thức: Kiểm tra trên lớp theo đề của trường

III. THIẾT LẬP MA TRẬN

Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức năm 2023 có ma trận (10 đề)

Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức năm 2023 có ma trận (10 đề)

* Lưu ý:

- Trong phần đọc hiểu, tổ ra đề có thể linh hoạt về nội dung kiến thức cần kiểm tra nhưng đề phải phù hợp với nội dung, kế hoạch giáo dục môn học của đơn vị và tuyệt đối tuân thủ số câu, số điểm, tỉ lệ % ở từng mức độ của ma trận.

- Ma trận, đề, HDC sẽ được lưu và gửi về Phòng GDĐT quản lý, phục vụ công tác kiểm tra.

MA TRẬN VÀ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023

MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 

I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA

- Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học kì II, so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục.

- Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh.  Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn.

II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA 

- Hình thức: Trắc nghiêm + Tự luận  

- Cách thức: Kiểm tra trên lớp theo đề của trường

III. THIẾT LẬP MA TRẬN

        Mức độ


Lĩnh vực 

nội dung


Nhận biết


Thông hiểu


Vận dụng


Vận dụng cao


Tổng số

I. Đọc hiểu văn bản và thực hành tiếng Việt  Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: Đoạn văn bản/văn bản trong hoặc ngoài sách giáo khoa 

- Đặc điểm văn bản - đoạn trích  (phương thức biểu đạt/ngôi kể/ nhân vật)

- Từ và cấu tạo từ, nghĩa của từ, các biện pháp tu từ, cụm từ, phân biệt từ đồng âm, từ đa nghĩa, dấu câu) 

Văn bản (Nội dung của đoạn trích/đặc điểm nhân vật) 


 Bày tỏ ý kiến/ cảm nhận của  cá nhân về vấn đề (từ đoạn trích).



- Số câu

- Số điểm 

- Tỉ lệ

1

3.0

30 %

1

1.0

10%

1

1.0

10 %


3

5.0

50%


II. Làm văn





Viết biên bản về một cuộc họp, cuộc thảo luận hay một vụ việc, Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ, Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống, Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân



- Số câu 

- Số điểm

- Tỉ lệ




1

5.0

50%

1

5.0

50%

Tổng số câu

 Số điểm

Tỉ lệ


1

3.0

30%

1

1.0

10%

1

1.0

10%

1

5.0

50%


4

10.0

100%

* Lưu ý:

- Trong phần đọc hiểu, tổ ra đề có thể linh hoạt về nội dung kiến thức cần kiểm tra nhưng đề phải phù hợp với nội dung, kế hoạch giáo dục môn học của đơn vị và tuyệt đối tuân thủ số câu, số điểm, tỉ lệ % ở từng mức độ của ma trận.

- Ma trận, đề, HDC sẽ được lưu và gửi về Phòng GDĐT quản lý, phục vụ công tác kiểm tra.

MA TRẬN VÀ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023

MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 BỘ CÁNH DIỀU

I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA

- Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học kì II, so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục.

- Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh.  Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn.

II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA 

- Hình thức: Đọc – hiểu (Trắc nghiêm) + Tự luận   

- Cách thức: Kiểm tra trên lớp theo đề của trường

III. THIẾT LẬP MA TRẬN

        Mức độ


Lĩnh vực 

nội dung


Nhận biết


Thông hiểu


Vận dụng


Vận dụng cao


Tổng số

I. Đọc hiểu văn bản và thực hành tiếng Việt Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: Đoạn văn bản/văn bản trong hoặc ngoài sách giáo khoa 

- Đặc điểm văn bản - đoạn trích  (phương thức biểu đạt/ngôi kể/ nhân vật)

- Từ và cấu tạo từ, nghĩa của từ, các biện pháp tu từ, cụm từ, phân biệt từ đồng âm, từ đa nghĩa, dấu câu) 

Văn bản (Nội dung của đoạn trích/đặc điểm nhân vật) 


 Bày tỏ ý kiến/ cảm nhận của  cá nhân về vấn đề (từ đoạn trích).



- Số câu

- Số điểm 

- Tỉ lệ

2

1.0

10 %

1

1.0

10%

1

1.0

10 %


4

3.0

30%


II. Làm văn




Từ nội dung ngữ liệu phần đọc hiểu viết đoạn văn 150 chữ nêu cảm nghĩ về 1 vấn đề trong đời sống. 

Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ, Viết bài văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả, Trình bày ý kiến về một vấn đề



- Số câu 

- Số điểm

- Tỉ lệ



1

2.0

20%

1

5.0

50%

2

7.0

70%

Tổng số câu

 Số điểm

Tỉ lệ


2

1.0

10%

1

1.0

10%

2

3.0

30%

1

5.0

50%


6

10.0

100%

* Lưu ý:

- Trong phần đọc hiểu, tổ ra đề có thể linh hoạt về nội dung kiến thức cần kiểm tra nhưng đề phải phù hợp với nội dung, kế hoạch giáo dục môn học của đơn vị và tuyệt đối tuân thủ số câu, số điểm, tỉ lệ % ở từng mức độ của ma trận.

- Ma trận, đề, HDC sẽ được lưu và gửi về Phòng GDĐT quản lý, phục vụ công tác kiểm tra.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 6

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.

(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn.. - Phạm Lữ Ân)​

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 (0.5 điểm). Văn bản trên thuộc thể loại văn bản nào?

Câu 2 (0.5 điểm). Kiểu câu được sử dụng trong 4 câu đầu có kết cấu giống nhau như thế nào?

Câu 3 (1.0 điểm). Trong 4 câu đầu, người viết đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ này.

Câu 4 (1.0 điểm). Trong 4 câu đầu, người viết nêu ra những gì bạn không có và những gì bạn có? Tác giả lập luận như vậy để đi đến sự kết luận nào?

Câu 5 (1.0 điểm). Em hãy nhận xét điểm giống nhau về ý nghĩa nội dung của đoạn văn trên và văn bản “Xem người ta kìa” (Lạc Thanh).

Câu 6 (1.0 điểm). Em đã “nhận ra” những giá trị gì của bản thân? Em hãy chia sẻ những điều đó bằng đoạn văn 5 – 7 câu.

Phần 2: Viết (5 điểm)

Em hãy đóng vai nhân vật người em kể lại một phần mà em thấy thú vị nhất trong truyện cổ tích Cây khế .

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

Thể loại: văn bản nghị luận.

0,5 điểm

Câu 2

Kiểu câu trong 4 câu đầu giống nhau: Đều là câu ghép quan hệ đối lập có cặp quan hệ từ: có thể ... nhưng; (tuy) không ...nhưng

0,5 điểm

Câu 3

- Biện pháp tu từ điệp ngữ: bạn, không, nhưng, có ...

- Tác dụng:

+ Nhấn mạnh nội dung biểu đạt: con người có thể không giỏi lĩnh vực này nhưng lại giỏi ở lĩnh vực khác, điều đó tạo nên giá trị riêng của mỗi người.

+ Giúp lời văn tăng tính nhạc, thêm sinh động, hấp dẫn, thuyết phục hơn.

1,0 điểm

Câu 4

- Những thứ bạn không có: không thông minh, không hát hay, không gỏi thể thao, không xinh đẹp. Những thứ bạn có: chuyên cần, không trễ hẹn, có nụ cười ấm áp, nấu ăn, thắt cà vạt giỏi, ...

- Tác giả lập luận như vậy để đi đến kết luận trong câu tiếp theo: Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn.

1,0 điểm

Câu 5

Nhận xét điểm giống nhau về ý nghĩa nội dung của đoạn văn trên và văn bản "Xem người ta kìa" (Lạc Thanh): Thế giới là muôn màu muôn vẻ, mỗi người có một sở thích, sở trường khác nhau. Điều đó tạo nên giá trị riêng của mỗi người, và tất cả đều đáng quý.

1,0 điểm

Câu 6

- Yêu cầu nội dung: viết được những sở trường của bản thân.

- Yêu cầu hình thức: đoạn văn 5 – 7 câu không sai lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu ...

1,0 điểm

Phần 2: Viết (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự: mở bài, thân bài và kết bài.

0,5 điểm

0,5 điểm

3,0 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: đóng vai nhân vật người em kể lại một phần mà em cảm thấy thú vị nhất trong truyện cổ tích Cây khế.

c. Triển khai vấn đề:

HS triển khai sự việc theo trình tự hợp lí, cần có sự sắp xếp hợp lí các chi tiết và bảo đảm có sự kết nối giữa các chi tiết, sự việc. Vận dụng, khai thác nhiều hơn các chi tiết tưởng tượng, hư cấu, kì ảo.

- Nhân vật tự giới thiệu về mình và phần câu chuyện được kể.

- Trình bày diễn biến của (phần) câu chuyện bằng cách bám sát truyện gốc.

- Nêu kết thúc (phần) truyện và suy nghĩ của bản thân mình.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Diễn đạt mạch lạc, sáng tạo trong lựa chọn chi tiết, dùng từ, đặt câu, biết sử dụng kết hợp các phương thức: Kể, tả, biểu cảm trong bài viết.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 6

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

Phần đọc – hiểu (4 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: 

Tri thức giống như ngọn đèn trong đêm tối, soi sáng con đường chông gai phía trước. Trí tuệ giống như chiếc chìa khóa diệu kì, mở ra cánh cửa tâm hồn. Trí tuệ giống như tia nắng mặt trời ấm áp xua tan bóng tối lạnh giá. Đấng tạo hóa có trí tuệ thì mới tạo ra một thế giới diệu kì, nhân loại có trí tuệ chỉ đường sẽ bước sang thế giới hiện đại văn minh. Khi có trí tuệ bạn sẽ dễ dàng gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống. Bảy trăm năm trước, Giovanni Boccaccio đã nói: “Trí tuệ là cội nguồn hạnh phúc của con người”. Thật vậy, có trí tuệ, bạn sẽ có nhiều niềm vui và mang lại hạnh phúc cho những người xung quanh.

(Trích Lời nói đầu, Kĩ năng sống dành cho học sinh, sự kiên cường - Ngọc Linh, NXB Thế giới, 2019) 

Câu 1. Theo tác giả, tại sao Giovanni Boccaccio nói "Trí tuệ là cội nguồn hạnh phúc của con người? 

Câu 2. Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong câu: “Trí tuệ giống như chiếc chìa khóa diệu kỳ, mở ra cánh cửa tâm hồn”. 

Câu 3. Theo em, cuộc sống con người sẽ ra sao nếu chúng ta không chú trọng đến việc phát triển trí tuệ? 

Phần Tập làm văn (6 điểm)  

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ về việc cần làm để phát triển trí tuệ

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2 - Cánh diều

Năm học 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 6

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (4 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (...) Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ dầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.

(Tiếng mưa - Nguyễn Thị Thu Trang)

1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm)

2. Xác định và chỉ ra một biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong văn bản? (1 điểm)

3. Mưa mùa xuân đã đem đến cho muôn loài điều gì? (1 điểm)

4. Dựa vào nội dung câu in đậm trên, là một người con em sẽ trả nghĩa cho cha mẹ, thầy cô như thế nào khi đang ngồi trên ghế nhà trường? (1,5 điểm)

II. LÀM VĂN (6 điểm)

Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em cùng bạn bè.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2 Ngữ Văn lớp 6

Môn: Ngữ Văn 6

Thời gian làm bài: 90 phút

I. Trắc nghiệm (3 điểm)

Đọc câu văn sau và trả lời câu hỏi 1, 2

Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

1. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào?

a. Cô Tô

b. Sông nước Cà Mau

c. Vượt thác

d. Lòng yêu nước

2. Cấu trúc so sánh “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc” thiếu yếu tố nào ?

a. Vế A

b. Phương diện so sánh

c. Từ so sánh

d. Vế B

3. Câu thơ “Ngày Huế đổ máu/ Chú Hà Nội về” sử dụng kiểu hoán dụ nào?

a. Lấy bộ phận để gọi toàn thể

b. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng

c. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật

d. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

4. Vị ngữ trong câu: “Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù” là:

a. Thánh Gióng

b. Cưỡi ngựa sắt

c. Vung roi sắt

d. Cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù

5. Câu nào sau đây sử dụng phép so sánh không ngang bằng?

a. Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo

b. Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất

c. Những ngôi sao thức ngoài kia/ Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

d. Trẻ em như búp trên cành

6. Câu “Người ta gọi chàng là Sơn Tinh” thuộc kiểu câu trần thuật đơn nào?

a. Câu đinh nghĩa

b. Câu miêu tả

c. Câu giới thiệu

d. Câu đánh giá

II. Tự luận (7 điểm)

1. Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản Cây tre Việt Nam. (2đ)

2. Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 6 - 8 câu) nêu cảm nghĩ về hình ảnh Bác Hồ qua khổ thơ:

Đêm nay Bác ngồi đó

Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh.

(Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ) (5đ)

Đáp án và thang điểm

I. Phần trắc nghiệm

1 2 3 4 5 6
c b c d c c

II. Phần tự luận

1.

- Giá trị nội dung: Cây tre là người bạn thân thiết và lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam. Cây tre có nhiều vẻ đẹp bình dị và phẩm chất quý báu. Cây tre đã trở thành một biểu tượng của đất nước, con người Việt Nam. (1đ)

- Nghệ thuật của văn bản Cây tre Việt Nam: chi tiết hình ảnh chọn lọc mang tính biểu tượng; biện pháp nhân hóa, lời văn giàu cảm xúc và nhịp điệu (1đ)

2.

HS viết đoạn văn đầy đủ cấu trúc 3 phần với những gợi ý sau:

   - Đêm nay Bác ngồi đó

   Đêm nay Bác không ngủ

→ Lặp cấu trúc Đêm nay Bác thuật lại sự việc Bác lặng ngồi không ngủ. (1đ)

   - 2 câu cuối: anh đội viên cho rằng việc Bác không ngủ là “lẽ thường tình” (1đ)

      + Đó là phát hiện mang tính chân lý: tình yêu thương, sự bao dung của Người không chỉ là biểu hiện đơn lẻ, đó là nhân cách của Người- nhân cách vĩ đại, ngời sáng. (1đ)

      + Cuộc đời cách mạng Người trải qua nhiều sóng gió, nhiều đêm không ngủ (1đ)

→ Sự hi sinh thầm lặng của Hồ Chí Minh cho dân tộc Việt Nam (1đ)

Bộ Đề thi Ngữ Văn lớp 6 Giữa kì 2 có đáp án năm 2023 (4 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2 Ngữ Văn lớp 6

Môn: Ngữ Văn 6

Thời gian làm bài: 90 phút

I. Trắc nghiệm (3 điểm)

1. Trong văn bản “Bức tranh của em gái tôi”, diễn biến tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh em gái vẽ là :

a. Ngỡ ngàng→ xấu hổ→ hãnh diện

b. Ngỡ ngàng→ hãnh diện→ xấu hổ

c. Hãnh diện → ngỡ ngàng→ xấu hổ

d. Xấu hổ→ ngỡ ngàng→ hãnh diện

2. Đoạn trích Vượt thác muốn làm nổi bật điều gì?

a. Cảnh vượt thác

b. Vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ

c. Cảnh dòng sông theo hành trình của con người

d. Vẻ đẹp hùng vĩ và sức mạnh của con người trong chịnh phục thiên nhiên

3. Trong những câu sau, câu nào không phải là câu trần thuật đơn?

a. Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất

b. Trông thấy tôi, Dế Choắt khóc thảm thiết

c. Ngày mai trên đất nước này, tre vẫn là bóng mát.

d. Tre là người nhà, tre khắng khít với đời sống hằng ngày.

4. Phép tu từ nhân hóa trong câu văn: “Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.” là kiểu nhân hóa gì gì?

a. Dùng từ ngữ chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật

b. Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật

c. Trò chuyện, xưng hô với vật như với người

5. Nối tên tác phẩm ở cột A với tên tác nội dung ở cột B cho phù hợp

A B
1. Cây tre Việt Nam a. Cảnh vượt thác của con thuyền do Dượng Hương Thư chỉ huy trên sông Thu Bồn
2. Cô tô b. Cảnh thiên nhiên tươi đẹp, trong sáng và hoạt động của con người trên đảo
3. Lượm c. Cây tre – người bạn thân thiết và là biểu tượng của dân tộc
4. Vượt thác d. Hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Em đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi

II. Tự luận (7 điểm)

1. Phân tích thành phần chính của các câu sau: (2đ)

a. Dưới bóng tre xanh, ta giữ gìn một nền văn hóa lâu đời.

b. Tre là người nhà, tre khăng khít với cuộc sống hàng ngày.

2. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn dưới đây. Nêu tác dụng của phép tu từ em đã xác định Tôi đi đứng oai vệ. Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân. (1đ)

3. Hãy tả quang cảnh sân trường em trong giờ ra chơi? (4đ)

Đáp án và thang điểm

I. Phần trắc nghiệm

1 2 3 4 5
b d d a 1 – c; 2 – b; 3 – d; 4 - a

II. Phần tự luận

1.

Phân tích thành phần chính của các câu sau: (2đ)

a. Dưới bóng tre xanh, ta// giữ gìn một nền văn hóa lâu đời. (1đ)

     CN   VN

b. Tre// là người nhà, tre //khăng khít với cuộc sống hàng ngày. (1đ)

  CN1  VN1   CN2   VN2

2.

Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn là biện pháp nhân hóa. (0.5đ)

Tác dụng: hình ảnh Dế Mèn hiện lên sinh động, giống người, giàu sức gợi hình, gợi cảm. (0.5đ)

3.

HS viết bài dựa vào một số gợi ý sau:

a. Mở bài(0.5đ)

   - Giới thiệu giờ ra chơi: thời gian, địa điểm... sân trường im ắng, tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi...

b. Thân bài (3đ) Tả cảnh sân trường:

   - Tả bao quát: (1đ)

      + Cảnh sân trường lúc bắt đầu ra chơi: ồn ào, náo nhiệt hẳn lên.....

      + Hoạt động vui chơi của mọi người trong cảnh (chạy nhảy, vui đùa...)

   - Tả chi tiết: (1đ)

      + Cảnh tập thể dục: HS nhanh nhẹn xếp hàng tập thể dục giữa giờ, các động tác đều và đẹp...

      + Cảnh vui chơi: Hoạt động vui chơi của từng nhóm (nhảy dây, kéo co, đá cầu, rượt bắt, chơi truyền, ô ăn quan....được nhiều bạn ưa thích); Có nhóm bạn không thích nô đùa mà ngồi trò chuyện, đọc chuyện, ôn bài...Âm thanh: hỗn độn, tiếng cười đùa, la hét...

      + Không khí: nhộn nhịp, sôi nổi...

      + Tả cảnh vật xung quanh sân trường: cây cối, các loài vật như chim chóc.... (tả lồng vào các cảnh trên)

   - Tả cảnh sân trường sau giờ ra chơi: Trống báo, cảnh vào lớp, sân trường vắng lặng, chỉ nghe thấy tiếng học bài từ các lớp vọng ra, tiếng chim chóc chuyền cành, tiếng lá cây rì rào trong gió... (1đ)

c. Kết bài (0.5đ)

   - Cảm nghĩ về giờ ra chơi (nêu lợi ích của giờ ra chơi): giải toả nỗi mệt nhọc, căng thẳng; đầu óc thư giãn, thoải mái, tiếp thu bài học tiếp theo được tốt hơn.

Xem thêm các đề thi Văn lớp 6 chọn lọc, có đáp án hay khác: