Bộ Đề thi Toán lớp 6 Giữa kì 1 có đáp án năm 2023 sách mới (9 đề) - Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
Đề thi Toán lớp 6 Giữa kì 1 có đáp án năm 2023 sách mới (9 đề) - Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm Bộ Đề thi Toán lớp 6 Giữa kì 1 có đáp án năm 2023 sách mới (9 đề) các bộ sách Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo được tổng hợp chọn lọc từ đề thi môn Toán 6 của các trường trên cả nước sẽ giúp học sinh có kế hoạch ôn luyện từ đó đạt điểm cao trong các bài thi Toán lớp 6.
Năm 2023 Đề thi Giữa kì 1 Toán lớp 6 có đáp án Kết nối tri thức (3 đề)
Năm 2023 Đề thi Giữa kì 1 Toán lớp 6 có đáp án (3 đề) | Cánh diều
Năm 2023 Đề thi Giữa kì 1 Toán lớp 6 có đáp án Chân trời sáng tạo (3 đề)
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2023
Bài thi môn: Toán lớp 6
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
I. Trắc nghiệm (2 điểm)
Câu 1. Không làm phép tính hãy cho biết tổng nào sau đây chia hết cho 5?
A. 80 + 1 945 + 15.
B. 1 930 + 100 + 21.
C. 34 + 105 + 20.
D. 1 025 + 2 125 + 46.
Lời giải
Ta có:
+) Vì 80 5; 1 945 5; 15 5 nên 80 + 1 945 + 15 5. Do đó A đúng.
+) Vì 1 930 5; 100 5 và 21 5 nên 1 930 + 100 + 21 không chia hết cho 5. Do đó B sai.
+) Vì 105 5; 20 5 và 34 5 nên 34 + 105 + 20 không chia hết cho 5. Do đó C sai.
+) Vì 1 0255; 2 125 5 và 46 5 nên 1 025 + 2 125 + 46 không chia hết cho 5. Do đó D sai.
Chọn A.
Câu 2. Tính 14 + 2.82.
A. 142; B. 143; C. 144; D. 145
Lời giải
14 + 2.82 = 14 + 2.64 = 14 + 128 = 142.
Chọn A.
Câu 3. Phát biểu dưới đây là sai?
A. 6 là ước của 12.
B. 35 + 14 chia hết cho 7.
C. 121 là bội của 12.
D. 219. 26 + 13 chia hết cho 13.
Lời giải
Ta có 12 chia hết cho 6 nên 6 là ước của 12. Do đó A đúng.
Vì 35 chia hết cho 7 và 14 chia hết cho 7 nên 35 + 14 chia hết cho 7. Do đó B đúng.
121 không chia hết cho 12 nên 121 không là bội của 12. Do đó C sai.
Ta có 219.26 = 219.13.2 chia hết cho 13, 13 cũng chia hết cho 13 nên 219.26 + 13 chia hết cho 13. Do đó D đúng.
Chọn C.
Câu 4: Số La Mã biểu diễn số 29 là?
A. XIX;
B. XXIX;
C. XXXI;
D. XXVIV.
Lời giải
Số La Mã biểu diễn cho số 29 là: XXIX.
Chọn B.
II. Tự luận (7 điểm)
Bài 1. (2 điểm) Thực hiện phép tính:
a) 120 + [55 – (11 – 3.2)2] + 23;
b) 23.3 - (110 + 15) : 42;
c) 21.[(1 245 + 987):23 – 15.12] + 21;
d) 321 – 21.[(2.33 + 44:32) – 52].
Lời giải
a) 120 + [55 – (11 – 3.2)2] + 23
= 120 + [55 – (11 – 6)2] + 8
= 120 + [55 – 52] + 8
= 120 + [55 – 25] + 8
= 120 + 30 + 8
= 150 + 8
= 158.
b) 23.3 - (110 + 15) : 42
= 8.3 - (1 + 15) : 16
= 24 - 16 : 16
= 24 - 1
= 23.
c) 21.[(1 245 + 987):23 – 15.12] + 21
= 21.[2 232:8 – 180] + 21
= 21.[279 – 180] + 21
= 21.99 + 21
= 21(99 + 1)
= 21.100
= 2 100.
d) 321 – 21.[(2.33 + 44:32) – 52].
= 321 – 21[2.27 + 64:32) – 52]
= 321 – 21[54 + 2 – 52]
= 321 – 21.4
= 321 – 84
= 237.
Bài 2. (2 điểm) Tìm giá trị của x thỏa mãn:
a) 3(5x – 15) – 52 = 68;
b) {23 + [1 + (3 – 1)2]}:x = 13;
c) 32 < 2x ≤ 512;
d) Thay x trong số bằng chữ số thích hợp để số đó chia hết cho 9.
Lời giải
a) 3(5x – 15) – 52 = 68
3(5x – 15) = 68 + 52
3(5x – 15) = 120
5x – 15 = 120:3
5x – 15 = 40
5x = 40 + 15
5x = 55
x = 55:5
x = 11.
Vậy x = 11.
b) {23 + [1 + (3 – 1)2]}:x = 13
{8 + [1 + 22]}:x = 13
{8 + [1 + 4]}:x = 13
{8 + 5}:x = 13
13:x = 13
x = 13:13
x = 1.
Vậy x = 1.
c) Ta có: 32 < 2x ≤ 512
Mà 32 = 2.2.2.2.2 = 25; 512 = 2.2.2.2.2.2.2.2.2 = 29.
Nghĩa là 25 < 2x ≤ 29.
Khi đó: 5 < x ≤ 9, mà x là số tự nhiên nên x ∈ {6; 7; 8; 9}.
Vậy x ∈ {6; 7; 8; 9}.
d) Ta có 2 + 3 + x + 5 = 10 + x.
Để số đã cho chia hết cho 9 thì 10 + x phải chia hết cho 9.
Nên x thuộc {8; 17; 26; …}.
Mà x là chữ số nên x = 8.
Vậy x = 8.
Bài 3. (2 điểm) Trong một buổi tập đồng diễn thể dục có khoảng 400 đến 500 người tham gia. Thầy tổng phụ trách cho xếp thành hàng 5, hàng 6 và hàng 8 thì đều thừa một người. Hỏi có chính xác bao nhiêu người dự buổi tập đồng diễn thể dục.
Lời giải
Gọi số người tham gia buổi tập đồng diễn thể dục là x (x ∈ N, 400 < x < 500).
Do số người tham gia xếp thàng hàng 5, hàng 6 và hàng 8 đều thừa một người nên ta có:
x – 1 5
x – 16
x – 18
nên x – 1 ∈ BC(5, 6, 8).
Ta có 5 = 5, 6 = 2.3, 8 = 23.
Khi đó: BCNN(5, 6, 8) = 23.3.5 = 8.3.5 = 120.
Suy ra BC(5, 6, 8) = B(120) = {0; 120; 240; 360; 480; 600; …}.
Do đó x – 1 ∈ {0; 120; 240; 360; 480; 600; …}.
Hay x ∈ {1; 121; 241; 361; 481; 601; …}.
Mà 400 < x < 500 nên x = 481.
Bài 4. (1 điểm) Trong một phép chia, số bị chia là 89, số dư là 12. Tìm số chia và thương.
Lời giải
Gọi số chia và thương lần lượt là b và q (b; q ∈ N, b ≠0).
Như vậy 89 : b = q (dư 12) và b > 12 (số chia lớn hơn số dư).
Từ đó 89 = bq + 12. Suy ra bq = 89 – 12 = 77 = 7 . 11 = 77 . 1
Mà b > 12 nên b = 77 và q = 1.
Do đó 89 : 77 = 1 (dư 12).
Vậy số chia bằng 77, thương bằng 1.
Bài 5. (1 điểm) Gọi A = n2 + n + 1 (với n ∈ N). Chứng tỏ rằng A không chia hết cho 4.
Lời giải
Ta có: A = n2 + n + 1 = n(n+1)+1
Vì n ∈ N nên n + 1 ∈ N.
Nếu n là số chẵn thì n(n + 1) chia hết cho 2.
Nếu n là số lẻ thì n + 1 là số chẵn nên n(n + 1) chia hết cho 2.
Do đó n(n + 1) chia hết cho 2 với mọi số tự nhiên n.
Mà 1 không chia hết cho 2 nên n(n+1) + 1 không chia hết cho 2.
Suy ra n(n + 1) + 1 không chia hết cho 2 với mọi số tự nhiên n.
Vậy A không chia hết cho 4 với mọi số tự nhiên n.
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2023
Bài thi môn: Toán lớp 6
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Viết tập hợp sau A = {x∈ N | 8 ≤ x ≤ 12} bằng cách liệt kê các phần tử:
A) A = {8; 9; 10; 11; 12}
B) A = {9; 10; 11; 12}
C) A = {9; 10; 11}
D) A = {9; 10; 11; 12}
Câu 2: Số tự nhiên chia cho 10 dư 5 có dạng
A) 5k + 10 (với k ∈ N)
B) 5k -10 (với k ∈ N)
C) 10k + 3 (với k ∈ N)
D) 10k + 5 (với k ∈ N)
Câu 3: Phân tích số 300 ra thừa số nguyên tố
A) 23.3.52
B) 22.3.52
C) 2.32.52
D) 23.3.5
Câu 4: Kết quả của phép tính: 250 - 52 - (32 +12):3
A) 218
B) 268
C) 232
D) 240
Câu 5: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai
A) Số đối của số -6 là số 6.
B) Số đối của số 0 là số 0.
C) Số -5 nằm bên trái số -4 nên ta nói -5 lớn hơn – 4.
D) Số 0 không phải số nguyên âm cũng không phải số nguyên dương.
Câu 6: Trong các dãy số dưới đây, dãy nào chỉ toàn là số nguyên tố.
A) 1; 3; 5; 7
B) 2; 3; 5; 7
C) 1; 2; 3; 5; 7
D) 3; 5; 7; 9
Câu 7: Cho các số nguyên sau: 0; -3; 2; 5; -4; 4; 6. Sắp xếp các số nguyên đã cho theo thứ tự tăng dần
A) -3; -4; 0; 2; 4; 5; 6
B) 0; -3; -4; 2; 4; 5; 6
C) 6; 5; 4; 2; 0; -3; -4
D) -4; -3; 0; 2; 4; 5; 6
Câu 8: Tập hợp A = {a ∈ Z | -5 < a < 2}
A) 5
B) 7
C) 6
D) 8
Câu 9: Tìm số x ∈ Z thỏa mãn: 2x + 35 = 17
A) 12
B) 9
C) 26
D) -9
Câu 10: Kết quả của phép tính: 23 - 2.(-3) + 52
A) 39
B) 25
C) 27
D) 14
II. Tự luận
Bài 1: Thực hiện phép tính
a) (4 + 32 + 6) + (10 – 32 – 2)
b) (56.35 + 56.18):53
c) 12:{400:[500 – (125 + 25.7)]}
d) 303 – 3.{[655 – (18:2 + 1). +5]}: 100
Bài 2: Tìm x ∈ Z biết:
a) 22 + (x + 3) = 52
b) 125 – 5(4 + x) = 15
c) (15 + x):3 = 315 : 312
d) 2x+1 - 2x = 32
Bài 3: Bạn Vinh có 48 viên bi đỏ, 30 viên bi xanh, 66 viên bi vàng. Vinh muốn chia đều số bi vào các túi sao cho mỗi túi đều có cả ba loại bi. Hỏi Vinh có thể chia nhiều nhất bao nhiêu túi. Khi đó mỗi túi có bao nhiêu viên bi mỗi loại.
Bài 4: Tìm các số tự nhiên x; y biết 2xy + x + 2y = 13
Đáp án
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Viết tập hợp sau A = {x ∈ N | 8 ≤ x ≤ 12} bằng cách liệt kê các phần tử:
A) A = {8; 9; 10; 11; 12}
B) A = {9; 10; 11; 12}
C) A = {9; 10; 11}
D) A = {9; 10; 11; 12}
Vì 8 ≤ x ≤ 12 nên x ∈ {8; 9; 10; 11; 12}
Chú ý: ta lấy dấu bằng ở 8 và 12
Câu 2: Số tự nhiên chia cho 10 dư 5 có dạng
A) 5k + 10 (với k ∈ N)
B) 5k -10 (với k ∈ N)
C) 10k + 3 (với k ∈ N)
D) 10k + 5 (với k ∈ N)
Vì mọi số tự nhiên chia cho 10 dư 5 đều có dạng 10k + 5 với k thuộc N.
Câu 3: Phân tích số 300 ra thừa số nguyên tố
A) 23 .3.52
B) 22 .3.52
C) 2.32.52
D) 23 .3.5
300 = 2.2.3.5.5 = 22.3.52
Câu 4: Kết quả của phép tính: 250 - 52 - (32 +12):3
A) 218
B) 268
C) 232
D) 240
250 - 52 - (32 +12):3
= 250 – 25 – (9 + 12):3
= 250 – 25 – 21:3
=250 – 25 – 7
= 225 – 7
= 218
Câu 5: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai
A) Số đối của số -6 là số 6.
B) Số đối của số 0 là số 0.
C) Trên trục số, số -5 nằm bên trái số -4 nên ta nói -5 lớn hơn – 4.
D) Số 0 không phải số nguyên âm cũng không phải số nguyên dương.
Câu C sai vì các số trên trục số nằm bên trái sẽ bé hơn các số nằm bên phải nên -5 nằm bên trái số -4 nên -5 bé hơn -4
Câu 6: Trong các dãy số dưới đây, dãy nào chỉ toàn là số nguyên tố.
A) 1; 3; 5; 7
B) 2; 3; 5; 7
C) 1; 2; 3; 5; 7
D) 3; 5; 7; 9
Vì ở đáp án A có 1 không phải số nguyên tố, đáp án C có 1 không phải số nguyên tố, đáp án D có 9 không phải số nguyên tố. Đáp án B cả 4 số đều là số nguyên tố.
Câu 7: Cho các số nguyên sau: 0; -3; 2; 5; -4; 4; 6. Sắp xếp các số nguyên đã cho theo thứ tự tăng dần
A) -3; -4; 0; 2; 4; 5; 6
B) 0; -3; -4; 2; 4; 5; 6
C) 6; 5; 4; 2; 0; -3; -4
D) -4; -3; 0; 2; 4; 5; 6
Vì đáp án D các số được sắp xếp theo thứ tăng dần.
Câu 8: Tập hợp A = {a ∈ Z | -5 < a < 2}. Tập hợp A có bao nhiêu phần tử
A) 5
B) 7
C) 6
D) 8
Ta có: A = {a ∈ Z | -5 < a < 2}
A = {-4; -3; -2; -1; 0; 1} tập A có 6 phần tử
Câu 9: Tìm số x ∈ Z thỏa mãn: 2x + 35 = 17
A) 12
B) 9
C) 26
D) -9
Giải thích
2x = 17 – 35
2x = -18
x = -18:2
x = -9
Câu 10: Kết quả của phép tính: 23 - 2.(-3) + 52
A) 39
B) 25
C) 27
D) 14
23 - 2.(-3) + 52
= 8 – (-6) + 25
= 8 +6 + 25
= 14 + 25
= 39.
II. Phần tự luận
Bài 1:
a) (4 + 32 + 6) + (10 – 32 – 2)
= 4 + 32 + 6 + 10 – 32 – 2
= (4 – 2) + (32 – 32) + (10 + 6)
= 2 + 0 + 16
= 18
b) (56.35 + 56.18):53
= [56.(35 + 18)]:53
= [56.53]:53
= 2968:53
= 56
c) 12:{400:[500 – (125 + 25.7)]}
= 12:{400:[500 – (125 + 175)]}
= 12:{400:[500 – 300]}
= 12:{400:200}
=12:2 = 6
d) 303 – 3.[655 – (18:2 + 1). +5]:
= 303 – 3.[655 – (9 + 1).64 + 5]:100
= 303 – 3.[655 – 10.64 + 5]:100
= 303 – 3[655 – 640 + 5]:100
= 303 – 3[15 + 5]:100
= 303 – 3.20:1
= 303 – 60
= 243
Bài 2: Tìm x ∈ Z biết:
a) 22 + (x + 3) = 52
4 + (x + 3) = 25
x + 3 = 25 – 4
x + 3 = 21
x = 21 -3
x = 18
Vậy x = 18
b) 125 – 5(4 + x) = 15
5(4 + x) = 125 – 15
5(4 + x) = 110
4 + x = 110: 5
4 + x = 22
x = 22 – 4
x = 18
Vậy x = 18
c) (15 + x):3 = 315 : 312
(15 + x):3 = 33
15 + x = 33.3
15 + x = 34
15 + x = 81
x = 81 – 15
x = 66
Vậy x = 66
d) 2x + 1 - 2x = 32
2x.2 - 2x = 32
2x.(2 - 1) = 32
2x = 32
2x = 25
x = 5
Vậy x = 5
Bài 3:
Lời giải:
Gọi số túi bi của bạn Vinh là x (x ∈ N*)
Vì chia đều 48 viên bi đỏ, 30 viên bi xanh và 66 viên bi vàng vào các túi bi nên 48 x; 30 x; 66 x hay x là ước chung của 48; 30;66.
Vì số túi bi chia được là lớn nhất nên x là ước chung lớn nhất của 48; 30; 66.
Ta có:
48 = 2.2.2.2.3 = 24.3
30 = 2.3.5
66 = 2.3.11
ƯCLN (48; 30; 66) = 2.3 = 6
Vậy có thể chia nhiều nhất 6 túi bi sao cho số bi từng màu trong ba túi là bằng nhau.
Số bi màu đỏ trong mỗi túi là:
48:6 = 8 (viên)
Số bi màu xanh trong mỗi túi là:
30:6 = 5 (viên)
Số bi màu vàng trong mỗi túi là:
66:6 = 11 (viên)
Bài 4: Tìm các số tự nhiên x; y biết 2xy + x + 2y = 13.
Lời giải:
Ta có:
2xy + x + 2y = 13
⇒ 2xy + x + 2y + 1 = 13 +1
(2xy + 2y) + (x + 1) =14
2y(x + 1) + (x + 1) = 14
(x + 1)(2y + 1) =14
Vì x, y là các số tự nhiên nên x + 1 và 2y + 1 cũng là các số tự nhiên
Ta có: (x + 1)(2y + 1) = 1.14 = 2.7
Trường hợp 1: Với x + 1 = 1 và 2y + 1 = 14
Ta có: x + 1 = 1 ⇒ x = 0
2y + 1 = 14 ⇒ 2y = 13 ⇒ y = (loại vì x, y là số tự nhiên)
Trường hợp 2: Với x + 1 = 14 và 2y + 1 = 1
Ta có: x + 1 = 14 ⇒ x = 14 – 1
2y + 1 = 1 ⇒ 2y = 0 ⇒ y = 0 (thỏa mãn)
Trường hợp 3: Với x + 1 = 2 và 2y + 1 = 7
Ta có: x + 1 = 2 ⇒ x = 1
2y + 1 = 7 ⇒ 2y = 6 ⇒ y = 3 (thỏa mãn)
Trường hợp 4: Với x + 1 = 7 và 2y + 1 = 2
Ta có: x + 1 = 7 ⇒ x = 6
2y + 1 = 2 ⇒ 2y = 1⇒ y = (loại vì x, y là số tự nhiên)
Vậy ta tìm được hai cặp số (x; y) thỏa mãn là (13; 0) và (1; 3)
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều
Năm học 2023
Bài thi môn: Toán lớp 6
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
A. Đề bài
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
Câu 1: Tập hợp nào dưới đây có 5 phần tử?
A. A = {x ∈ N*| x > 3}
B. B = {x ∈ N| x < 6}
C. C = {x ∈ N | x ≤ 4}
D. D = {x ∈ N* | 4 < x ≤ 8}
Câu 2: Cho tập hợp M các số tự nhiên lớn hơn 14, nhỏ hơn 45 và có chứa chữ số 3. Phần tử nào dưới đây không thuộc tập hợp M?
A. 13 B. 23 C. 33 D. 43
Câu 3: Số 1 080 chia hết cho bao nhiêu số trong các số sau đây: 2, 3, 4, 5, 6, 8, 9, 12, 24, 25?
A. 10 số B. 9 số C. 8 số D. 7 số
Câu 4: Hằng gấp được 97 ngôi sao và xếp vào các hộp, mỗi hộp 8 ngôi sao. Số ngôi sao còn thừa không xếp vào hộp là:
A. 5 ngôi sao
B. 1 ngôi sao
C. 6 ngôi sao
D. 2 ngôi sao
Câu 5: Phân tích số 154 ra thừa số nguyên tố được:
A. 154 = 2 . 7 . 11
B. 154 = 1 . 5 . 4
C. 154 = 22 . 3 . 5
D. 154 = 2 . 7 . 13
Câu 6: Hình nào dưới đây là hình vẽ chỉ tam giác đều?
A.
B.
C.
D.
Câu 7: Hai đường chéo hình thoi có độ dài lần lượt bằng 16 cm và 12 cm. Diện tích của hình thoi là:
A. 90 cm2 B. 96 cm2 C. 108 cm2 D. 120 cm2
Câu 8: Chọn câu sai trong các câu dưới đây?
Cho hình vẽ
Lục giác đều ABCDEG là hình có:
A. Các góc ở các đỉnh A, B, C, D, E, G, O bằng nhau.
B. Sáu cạnh bằng nhau: AB = BC = CD = DE = EG = GA.
C. Ba đường chéo chính cắt nhau tại điểm O.
D. Ba đường chéo chính bằng nhau: AD = BE = CG.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Bài 1 (2 điểm):
1) Thực hiện các phép tính:
a) 30 . 75 + 25 . 30 – 150;
b) 160 – (4 . 52 – 3 . 23);
c) [36 . 4 – 4 . (82 – 7 . 11)2] : 4 – 20220.
2) Tìm BCNN của các số 28, 54.
Bài 2 (1,5 điểm): Tính diện tích của hình H gồm hình bình hành ABCD và hình chữ nhật DCNM, biết hình chữ nhật DCNM có chu vi bằng 180 cm và chiều dài MN gấp 4 lần chiều rộng CN.
Bài 3 (2 điểm):Một đội y tế gồm 48 bác sĩ và 108 y tá. Hỏi có thể chia đội y tế thành nhiều nhất bao nhiêu tổ để số bác sĩ và y tá được chia đều vào các tổ?
Bài 4 (0,5 điểm):Chứng tỏ A chia hết cho 6 với A = 2 + 22 + 23 + 24 + … + 2100.
---
B. Đáp án và hướng dẫn giải
I. Phần trắc nghiệm
Bảng đáp án (0,5 × 8 = 4 điểm)
Câu 1: C |
Câu 2: A |
Câu 3: B |
Câu 4: B |
Câu 5: A |
Câu 6: D |
Câu 7: B |
Câu 8: A |
Hướng dẫn chi tiết
Câu 1:
Viết các tập hợp đã cho dưới dạng liệt kê các phần tử ta được
A = {4; 5; 6; … } (tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 3)
B = {0; 1; 2; 3; 4; 5} (tập hợp B các số tự nhiên nhỏ hơn 6)
C = {0; 1; 2; 3; 4} (tập hợp C các số tự nhiên nhỏ hơn hoặc bằng 4)
D = {5; 6; 7; 8} (tập hợp D các số tự nhiên lớn hơn 4 và nhỏ hơn hoặc bằng 8)
Vậy ta thấy tập hợp C có 5 phần tử.
Chọn đáp án C.
Câu 2:
Tập hợp M gồm các số tự nhiên lớn hơn 14, nhỏ hơn 45 và có chứa chữ số 3.
Ta thấy các số 13, 23, 33, 43 đều có chứa chữ số 3, nhưng 13 < 14 nên 13 không thuộc tập hợp M.
Chọn đáp án A.
Câu 3:
Số 1 080 có chữ số tận cùng là 0 nên nó chia hết cho cả 2 và 5.
Số 1 080 có tổng các chữ số là 1 + 0 + 8 + 0 = 9 chia hết cho 3 và 9 nên nó chia hết cho cả 3 và 9.
Ngoài ra: 1 080 : 4 = 270; 1 080 : 6 = 180; 1 080 : 8 = 135; 1 080 : 12 = 90; 1 080 : 24 = 45; 1 080 : 25 = 43 (dư 5).
Vậy số 1 080 chia hết cho các số: 2, 3, 4, 5, 6, 8, 9, 12, 24.
Do đó nó chia hết cho 9 số trong các số đã cho.
Chọn đáp án B.
Câu 4:
Mỗi hộp có 8 ngôi sao nên ta thực hiện phép chia:
97 : 8 = 12 (dư 1)
Vậy còn thừa 1 ngôi sao không xếp vào hộp.
Chọn đáp án B.
Câu 5:
Ta phân tích 154 ra thừa số nguyên tố:
Vậy 154 = 2 . 7 . 11.
Chọn đáp án A.
Câu 6:
Tam giác đều là hình tam giác có 3 cạnh bằng nhau và 3 góc bằng nhau, vậy trong các hình đã cho, hình vẽ D chỉ tam giác đều.
Chọn đáp án D.
Câu 7:
Diện tích hình thoi bằng tích độ dài hai đường chéo.
Vậy diện tích của hình thoi có độ dài hai đường chéo lần lượt là 16 cm và 12 cm là:
S = .16.12 = 96 (cm2).
Chọn đáp án B.
Câu 8:
Lục giác đều ABCDEG có các tính chất:
+ Các góc ở các đỉnh A, B, C, D, E, G bằng nhau.
+ Sáu cạnh bằng nhau: AB = BC = CD = DE = EG = GA.
+ Ba đường chéo chính AD, BE, CG cắt nhau tại điểm O.
+ Ba đường chéo chính bằng nhau: AD = BE = CG.
Vậy đáp án A sai (vì góc ở đỉnh O không bằng các góc ở đỉnh của lục giác).
Chọn đáp án A.
II. Phần tự luận
Bài 1:
1)
a) 30 . 75 + 25 . 30 – 150
= 30 . (75 + 25) – 150
= 30 . 100 – 150
= 3 000 – 150 = 2 850
b) 160 – (4 . 52 – 3 . 23)
= 160 – (4 . 25 – 3 . 8)
= 160 – (100 – 24)
= 160 – 76 = 84
c) [36 . 4 – 4 . (82 – 7 . 11)2] : 4 – 20220
= [36 . 4 – 4 . (82 – 77)2] : 4 – 1
= [36 . 4 – 4 . 52] : 4 – 1
= [36 . 4 – 4 . 25] : 4 – 1
= [4 . (36 – 25)] : 4 – 1
= 4 . 11 : 4 – 1 = 11 – 1 = 10
2)
Đề tìm BCNN của 28 và 54, ta phân tích các số đó ra thừa số nguyên tố.
Ta có: 28 = 4 . 7 = 22 . 7
54 = 6 . 9 = 2 . 3 . 32 = 2 . 33
Vậy BCNN(28, 54) = 22 . 33 . 7 = 4 . 27 . 7 = 756.
Bài 2:
Nửa chu vi hình chữ nhật DCNM là: 180 : 2 = 90 (cm)
Khi đó: MN + CN = 90 (cm)
Chiều dài MN gấp 4 lần chiều rộng CN
Tổng số phần bằng nhau là: 1 + 4 = 5 (phần)
Chiều dài MN (hay CD) của hình chữ nhật DCNM là: 90 : 5 . 4 = 72 (cm)
Chiều rộng CN (hay DM) của hình chữ nhật DCNM là: 90 – 72 = 18 (cm)
Diện tích hình chữ nhật DCMN là: 18 . 72 = 1 296 (cm2)
Diện tích hình bình hành ABCD là: 72 . 20 = 1 440 (cm2)
Diện tích hình H là: 1 296 + 1 440 = 2 736 (cm2).
Bài 3:
Gọi x là số tổ nhiều nhất được chia (x là số tự nhiên khác 0).
Vì số bác sĩ được chia đều vào mỗi tổ nên 48 ⁝ x
Số y tá được chia đều vào mỗi tổ nên 108 ⁝ x
Do đó x là ước chung của 48 và 108, mà x là nhiều nhất nên x là ƯCLN của 48 và 108.
Ta có: 48 = 24 . 3
108 = 22 . 33
Suy ra ƯCLN(48, 108) = 22 . 3 = 12 hay x = 12 (thỏa mãn).
Vậy có thể chia được nhiều nhất 12 tổ.
Bài 4:
A = 2 + 22 + 23 + 24 + … + 2100
A = (2 + 22) + (23 + 24) + … + (299 + 2100)
A = 6 + 22 . (2 + 22) + … + 298 . (2 + 22)
A = 6 + 22 . 6 + … + 298 . 6
A = 6 . (1 + 22 + … + 298)
Vậy A chia hết cho 6 (theo tính chất chia hết của một tích).