X

Lý thuyết Sinh học 8

Lý thuyết Sinh học 8 (sách mới, hay nhất) | Kiến thức trọng tâm Sinh 8


Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Sinh học 8 sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ, chi tiết theo từng bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh dễ dàng hệ thống lại kiến thức và học tốt môn Sinh học 8.

Lý thuyết Sinh học 8 (sách mới, hay nhất) | Kiến thức trọng tâm Sinh 8

Lý thuyết Sinh học 8 (sách mới, hay nhất)

Lời giải bài tập Sinh học 8 hay, ngắn gọn:




Lưu trữ: Tóm tắt lý thuyết Sinh học 8 (sách cũ)




Lý thuyết Bài 1: Bài mở đầu

I. Vị trí của con người trong tự nhiên

- Các ngành động vật đã học:

   + Ngành động vật nguyên sinh

   + Ngành ruột khoang

   + Các ngành giun

   + Ngành thân mềm

   + Ngành chân khớp

   + Ngành động vật có xương sống

- Trong ngành động vật có xương sống, lớp thú có vị trí tiến hóa cao nhất.

- Người có cấu tạo chung giống động vật có xương sống

- Con người nằm ở vị trí cao nhất trên thang tiến hoá của sinh giới nói chung và của giới Động vật nói riêng.

VD: có lông mao, đẻ con, nuôi con bằng sữa,…

- Người tiến hóa hơn thú nhờ những đặc điểm

   + Phân hóa bộ xương phù hợp với chức năng lao động và tạo dáng đứng thẳng.

   + Bộ não phát triển là cơ sở ngôn ngữ, chữ viết, ý thức và tư duy trừu tượng.

II. Nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh

- Nhiệm vụ: cần nghiên cứu cấu tạo, chức năng sinh lý từ tế bào đến hệ cơ quan, mối quan hệ qua lại với môi trường.

- Ý nghĩa:

   + Chứng minh loài người từ động vật nhưng con người ở nấc thang tiến hóa cao nhất.

   + Cung cấp những kiến thức cơ bản về cấu tạo, chức năng sinh lý về cơ thể người, thấy được mối quan hệ của cơ thể đối với môi trường, với các ngành khoa học xã hội và tự nhiên khác. Từ đó phương pháp rèn luyện thân thể và phòng chống bệnh tật.

VD: kiến thức về cơ thể người liên quan đến nhiều lĩnh vực trong xã hội như về y tế, thực phẩm, trồng trọt.

Lý thuyết Bài 1: Bài mở đầu hay, ngắn gọn

III. Phương pháp học tập môn cơ thể người và vệ sinh

- Phương pháp chính: Quansát, thí nghiệm và vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.

Lý thuyết Bài 2: Cấu tạo cơ thể người

I. Cấu tạo

1. Các phần cơ thể

Lý thuyết Bài 2: Cấu tạo cơ thể người hay, ngắn gọn

Cơ thể người được bao bọc bởi lớp da.

- Cơ thể người chia làm 3 phần: đầu, thân, chi (tay, chân)

- Các khoang chính của cơ thể là khoang ngực và khoang bụng, các khoang này nằm ở thân và ngăn cách nhau bởi cơ hoành.

   + Khoang ngực: Chứa tim, phổi, khí quản, thực quản.

   + Khoang bụng: chứa dạ dày, ruột, gan, tụy, lách, thận, bong đái, cơ quan sinh dục.

Lý thuyết Bài 2: Cấu tạo cơ thể người hay, ngắn gọn

2. Các hệ cơ quan

- Hệ cơ quan gồm các cơ quan cùng phối hợp hoạt động thực hiện chức năng nhất định của cơ thể.

Bảng 2: thành phần, chức năng của các hệ cơ quan
Hệ cơ quan Các cơ quan trong hệ cơ quan Chức năng của hệ cơ quan
Hệ vận động Cơ và xương Vận động, di chuyển
Tiêu hóa Miệng, ống tiêu hóa, tuyến tiêu hóa Biến đổi thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể
Tuần hoàn Tim và hệ mạch Vận chuyển, trao đổi chất dinh dưỡng tới tế bào, mang chất thải CO2 từ tế bào đến cơ quan bài tiết.
Hô hấp Phổi và đường dẫn khí Thực hiện trao đổi O2 và CO2 giữa cơ thể và môi trường.
Bài tiết Thận, ống dẫn nước tiểu, bong đái Lọc máu tạo nước tiểu
Thần kinh Não, tủy, dây TK, hạch TK Điều hòa, điều khiển, phối hợp hoạt động của các cơ quan.

- Ngoài các hệ cơ quan trên, trong cơ thể còn có da, các giác quan, hệ sinh dục giúp duy trì nòi giống, hệ nội tiết giúp điều hòa quá trình trao đổi chất của cơ thể bằng hoocmon.

II. Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan

Lý thuyết Bài 2: Cấu tạo cơ thể người hay, ngắn gọn

⇒ Các cơ quan trong cơ thể là một khối thống nhất, có sự phối hợp với nhau, cùng thực hiện chức năng sống. Sự phối hợp này được thực hiện nhờ cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch (dòng máu chảy trong hệ tuần hoàn mang theo hoocmon do tuyến nội tiết tiết ra)

....................................

....................................

....................................