Lý thuyết Sinh học 8 Bài 19: Thực hành: Sơ cứu cầm máu hay, ngắn gọn
Lý thuyết Sinh học 8 Bài 19: Thực hành: Sơ cứu cầm máu hay, ngắn gọn
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt Lý thuyết Sinh học 8 Bài 19: Thực hành: Sơ cứu cầm máu hay, ngắn gọn nhất sẽ tóm tắt kiến thức trọng tâm về bài học từ đó giúp học sinh học tốt môn Sinh 8.
I. Nội dung tiến hành thí nghiệm.
1. Chảy máu mao mạch và tĩnh mạch
Tập băng vết thương ở lòng bàn tay
- Các bước tiến hành:
+ Dùng ngón tay cái bịt chặt miệng vết thương trong vài phút (cho tới khi thấy máu không chảy ra nữa)
+ Sát trùng vết thương bằng cồn iôt
+ Khi vết thương nhỏ, có thể dùng băng dán (có bán phổ biến ở các cừa hàng thuốc)
+ Khi vết thương lớn, cho ít bông vào giữa 2 miếng gạc rồi đặt nó vào miệng vết thương và dùng băng buộc chặt lại
- Lưu ý: sau khi băng, nếu vết thương vẫn chảy máu, cần đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu
2. Chảy máu ở động mạch: tập băng vết thương ở cổ tay
- Dùng ngón tay cái dò tìm vị trí động mạch cánh tay, khi thấy dấu hiệu mạch đập rõ thì bóp mạnh để làm ngừng chảy máu ở vết thương vài ba phút
- Buộc garô: dùng dây cao su hay dây vải mềm buộc chặt ở vị trí gần sát nhưng cao hơn vết thương (về phía tim), với lực ép đủ làm cầm máu.
- Sát trùng vết thương (nếu có điều kiện), đặt gạc và bông lên miệng vết thương rồi băng lại.
- Đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu
Lưu ý:
+ Chỉ các vết thương chảy máu động mạch ở tay (chân) mới sử dụng biện pháp buộc dây garô.
+ Cứ sau 15 phút lại nới dây garô ra và buộc lại vì các mô dưới vết buộc có thể chết do thiếu O2 và các chất dinh dưỡng
+ Vết thương chảy máu động mạch ở vị trí khác, chỉ dùng biện pháp ấn tay vào động mạch gần vết thương, nhưng về phía tim