Lý thuyết Sinh học 8 Bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu hay, ngắn gọn
Lý thuyết Sinh học 8 Bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu hay, ngắn gọn
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt Lý thuyết Sinh học 8 Bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu hay, ngắn gọn nhất sẽ tóm tắt kiến thức trọng tâm về bài học từ đó giúp học sinh học tốt môn Sinh 8.
I. Đông máu
- Đông máu là hiện tượng máu lỏng chảy ra khỏi mạch tạo thành cục máu đông bịt kín vết thương.
- Sự đông máu liên quan chủ yếu đến hoạt động của tiểu cầu, tiểu cầu bám vào vết rách và bám vào nhau tạo thành nút tiểu cầu tạm thời bịt kín vết rách => là cơ chế giúp cơ thể tự bảo vệ khi có vết thương.
- Tơ máu kết mạng lưới ôm giữ các tế bào máu => cục máu đông
II. Các nguyên tắc truyền máu
1. Các nhóm máu ở người
- Ở người có 4 nhóm máu: A, B, O, AB
Tên nhóm máu | Kháng nguyên (ở hồng cầu) | Kháng thể (ở huyết tương) |
---|---|---|
A | A | β |
B | B | α |
AB | Có cả A và B | Không có |
O | Không có | Có cả α và β |
- Để không có sự kết dính hồng cầu khi cho và nhận máu, máu được truyền theo sơ đồ sau:
2. Các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu
- Không truyền máu có kháng nguyên A và B cho người có nhóm máu O vì sẽ gây kết dính hồng cầu.
- Không truyền các tác nhân gây bệnh cho người được truyền máu (virus HIV, viêm gan B, …) => gây nhiễm bệnh cho người nhận máu.
⇒ Cần xét nghiệm máu trước khi truyền máu.