Lý thuyết Sinh học 8 Bài 12: Thực hành: Tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương hay, ngắn gọn
Lý thuyết Sinh học 8 Bài 12: Thực hành: Tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương hay, ngắn gọn
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt Lý thuyết Sinh học 8 Bài 12: Thực hành: Tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương hay, ngắn gọn nhất sẽ tóm tắt kiến thức trọng tâm về bài học từ đó giúp học sinh học tốt môn Sinh 8.
I. Nguyên nhân
- Nguyên nhân dẫn tới gãy xương
+ Tai nạn giao thông
+ Hoạt động thể thao
+ Lao động,….
- Khả năng gãy xương có liên quan đến độ tuổi
+ Ở người già, tỉ lệ chất cốt giao giảm nên xương xốp, dễ gãy hơn trẻ nhỏ.
⇒ Khi bị gãy xương thì trẻ em thường mau lành hơn người lớn, đặc biệt là người già.
- Để bảo vệ xương cần tuân thủ luật an toàn giao thông, luyện tập thể thao lành mạnh, …
II. Tập sơ cứu và băng bó khi gãy xương
1. Phương pháp sơ cứu
B1. Đặt 2 nẹp gỗ hay tre vào chỗ xương gãy
B2. Lót trong nẹp bằng gạc ( hay vải mềm) gấp dày ở các chỗ đầu xương
B3. Buộc, định vị ở hai chỗ đầu nẹp và 2 bên chỗ xương gãy
Chú ý:
- Áp nẹp gỗ vào mặt ngoài cẳng tay
- Nẹp phải dài từ khủy tay đến bàn tay
2. Băng bó cố định
B1. Dùng băng y tế hay vải quấn chặt từ khủy tay ra cổ tay
B2. Làm dây đeo cẳng tay vào cổ ( cánh tay và cẳng tay tạo thành góc vuông)
Chú ý:
- Cách quấn băng từ trong ra ngoài ( từ khủy tay => cổ tay)
- Cách cầm băng: cầm ngửa cuộn băng.
3. Băng bó cố định xương đùi.
- Sơ cứu băng bó nạn nhân ở tư thế nằm
- Nẹp phải dài từ sườn đến gót chân
- Buộc cố định ở phần thân
- Quấn băng từ cổ chân vào