X

Lý thuyết Sinh học 8

Lý thuyết Sinh học 8 Bài 13: Máu và môi trường trong cơ thể hay, ngắn gọn


Lý thuyết Sinh học 8 Bài 13: Máu và môi trường trong cơ thể hay, ngắn gọn

Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt Lý thuyết Sinh học 8 Bài 13: Máu và môi trường trong cơ thể hay, ngắn gọn nhất sẽ tóm tắt kiến thức trọng tâm về bài học từ đó giúp học sinh học tốt môn Sinh 8.

Lý thuyết Sinh học 8 Bài 13: Máu và môi trường trong cơ thể hay, ngắn gọn

I. Máu

1. Tìm hiểu thành phần cấu tạo của máu.

Máu gồm 2 thảnh phần:

- Huyết tương:

   + Chiếm 55% thể tích máu

   + Màu vàng nhạt, lỏng

- Các tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.

   + Chiếm 45% thể tích máu

   + Đặc quánh, màu đỏ thẫm

Lý thuyết Sinh học 8 Bài 13: Máu và môi trường trong cơ thể hay, ngắn gọn

2. Tìm hiểu chức năng của huyết tương và hồng cầu.

Đặc điểm Hồng cầu Huyết tương
Cấu tạo Hồng cầu chứa hemoglobin (huyết sắc tố) có đặc tính khi kết hợp với oxi có màu đỏ tươi còn khi kết hợp với CO2 có màu đỏ sẩm

Là thành phần lỏng của máu, chiếm 55% chủ yếu chứa nước và các chất hòa tan.

- Nước: 90% thể tích huyết tương

- Các chất hòa tan: 10%

   + Chất dinh dưỡng

   + Nội tiết tố, kháng thể

    + Muối khoáng

   + Chất thải của tế bào

Chức năng Hồng cầu là nơi vận chuyển oxi từ phổi => tim => các cơ quan (máu đỏ tươi) vận chuyển CO2 từ các cơ quan => tim => phổi (máu đỏ thẫm) Huyết tương là nơi vận chuyển, đồng thời là môi trường chuyển hóa của các quá trình trao đổi chất.

II. Môi trường trong cơ thể

- Máu, nước mô, bạch huyết tạo thành môi trường trong cơ thể

- Môi trường trong cơ thể thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài thông qua các cơ quan và hệ cơ quan như da, hệ bài tiết, hệ hô hấp,…

Lý thuyết Sinh học 8 Bài 13: Máu và môi trường trong cơ thể hay, ngắn gọn

Xem thêm tóm tắt Lý thuyết Sinh học lớp 8 hay, ngắn gọn khác