X

Lý thuyết Sinh học 8

Lý thuyết Sinh học 8 Bài 7: Bộ xương hay, ngắn gọn


Lý thuyết Sinh học 8 Bài 7: Bộ xương hay, ngắn gọn

Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt Lý thuyết Sinh học 8 Bài 7: Bộ xương hay, ngắn gọn nhất sẽ tóm tắt kiến thức trọng tâm về bài học từ đó giúp học sinh học tốt môn Sinh 8.

Lý thuyết Sinh học 8 Bài 7: Bộ xương hay, ngắn gọn

I. Các phần chính của bộ xương

1. Cấu tạo

- Bộ xương được chia làm 3 phần: xương đầu, xương thân và xương chi.

Lý thuyết Sinh học 8 Bài 7: Bộ xương hay, ngắn gọn

a. Xương đầu

- Xương sọ: 8 xương ghép lại tạo hộp sọ lớn chứa não

- Xương mặt nhỏ, hàm bớt thô hơn so với thú.

Lý thuyết Sinh học 8 Bài 7: Bộ xương hay, ngắn gọn

b. Xương thân

- Cột sống: gồm nhiều đốt sống khớp với nhau và cong ở 4 chỗ thành 2 chữ S tiếp nhau giúp cơ thể đứng thẳng.

Lý thuyết Sinh học 8 Bài 7: Bộ xương hay, ngắn gọn

- Xương sườn: gắn với cột sống và xương ức tạo thành lồng ngực.

Lý thuyết Sinh học 8 Bài 7: Bộ xương hay, ngắn gọn

c. Xương chi

- Xương chi trên: gồm đai vai và các phần tự do.

- Xương chi dưới: gồm đai hông và phần tự do.

⇒ Đều có những phần tương tự nhau nhưng khác nhau về kích thước, cấu tạo đai vai và đai hông, sự sắp xếp của xương cổ tay, cổ chân, bàn tay, bàn chân.

Lý thuyết Sinh học 8 Bài 7: Bộ xương hay, ngắn gọn

2. Chức năng

- Nâng đỡ giúp cơ thể đứng thẳng trong không gian.

- Tạo thành cái khung của các phần mềm, gân, cơ quan => có hình dạng nhất định

- Tạo thành các khoang chứa đựng và bảo vệ các bộ phận bên trong cơ thể

- Cùng với hệ cơ là chỗ bám cho cơ thể vận động.

II. Phân biệt các loại xương

Lý thuyết Sinh học 8 Bài 7: Bộ xương hay, ngắn gọn

- Xương dài: hình ống chứa tủy đỏ ở trẻ em và tủy vàng ở người lớn

Vd: xương ống tay, xương đùi, xương cẳng chân

- Xương ngắn: kích thước ngắn

Vd: xương cổ tay, cổ chân,…

- Xương dẹt: hình bản dẹt, mỏng

Vd: xương bả vai,…

III. Các khớp xương

- Khớp là nơi tiếp giáp giữa các đầu xương

- Có 3 loại: khớp động, khớp bán động, khớp bất động.

Lý thuyết Sinh học 8 Bài 7: Bộ xương hay, ngắn gọn

Khớp động Khớp bán động Khớp bất động
Mức độ vận động Dễ dàng Hạn chế Không cử động được
Cấu tạo

- Hai đầu có lớp sụn trơn bong.

- Giữa có dịch khớp và dây chằng.

- Giữa hai đầu xương có đĩa sụn - Ở hai xương có đường nối với nhau hình răng cưa.
Ví dụ Khớp ở tay, chân Khớp các đốt sống Khớp ở hộp sọ

Xem thêm tóm tắt Lý thuyết Sinh học lớp 8 hay, ngắn gọn khác