Gọi H và K lần lượt là trực tâm của tam giác ABC và SBC
Bài 3: Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng
Bài 18 (trang 103 sgk Hình học 11 nâng cao): Cho hình chóp S.ABC có SA ⊥ mp(ABC), các tam giác ABC và SBC không vuông. Gọi H và K lần lượt là trực tâm của tam giác ABC và SBC. Chứng minh rằng:
a) AH, SK, BC đồng quy
b) SC ⊥ mp(BHK);
c) HK ⊥ mp(SBC)
Lời giải:
a) Gọi I là giao điểm của hai đường thẳng AH và BC
Ta có BC ⊥ AH (do H là trực tâm ΔABC)
BC ⊥ SA (do SA ⊥ mp(ABC))
⇒ BC ⊥ (SAI) mà SI ⊂ (SAI) nên : BC ⊥ SI (1)
K là trực tâm ΔSBC nên BC ⊥ SK (2)
Từ (1) và (2) suy ra: SI≡SK hay ba điểm S, K, I thẳng hàng.
=> Đường thẳng SK đi qua I
Vậy AH, SK, BC đồng quy tại I
b) Ta có BH ⊥ AC ( vì H là trực tâm tam giác ABC)
và BH ⊥ SA ( vì SA ⊥ mp(ABC)).
Suy ra: BH ⊥ mp(SAC) suy ra BH ⊥ SC
Mặt khác SC ⊥ BK (vì K là trực tâm tam giác SBC)
nên SC ⊥ mặt phẳng(BHK)
c) Ta có SC ⊥ HK (do SC ⊥ mặt phẳng(BHK))
Mà HK ⊥ BC (do BC ⊥ mặt phẳng(SAI))
Vậy HK ⊥ (SBC).