X

Giải Sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 - Cánh diều

Giải sách bài tập Ngữ Văn 6 Bài 2: Thơ - Cánh diều Giải SBT Ngữ văn 6


Giải sách bài tập Ngữ Văn 6 Bài 2: Thơ - Cánh diều

Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Bài 2: Thơ bộ sách Cánh diều chi tiết được các Giáo viên biên soạn bám sát chương trình sách bài tập Ngữ Văn 6 sẽ giúp học sinh làm bài tập về nhà trong SBT Ngữ Văn 6 dễ dàng hơn.

Giải sách bài tập Ngữ Văn 6 Bài 2: Thơ - Cánh diều




Bài tập đọc hiểu: À ơi tay mẹ

Câu 1 trang 17 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 1 - Cánh diều: Hãy chỉ ra các tiếng được gieo vần với nhau trong khổ thơ sau. Vần nào là vần chân? Vần nào là vần lưng?

            Vẫn bàn tay mẹ dịu dàng

     À ơi này cải trăng vàng ngủ ngon

À ơi này cái trăng tròn

     À ơi này cái trăng còn nằm nôi ...

Trả lời:

Vần trong khổ thơ được gieo theo đúng luật của thơ lục bát. Tiếng thứ sáu của dòng sáu tiếng (dòng lục) gieo vần xuống tiếng thứ sáu của dòng tám tiếng (dòng bát), tiếng thứ tám của dòng bát gieo vần xuống tiếng thứ sáu của dòng lục tiếp theo. 

– Vần chân là vần được gieo ở vị trí cuối dòng thơ.

– Vẫn lưng là vần được gieo ở giữa dòng thơ.

Trong khổ thơ trên:

- Các tiếng được gieo vần: dàng – vàng; ngon – tròn; tròn – còn. Trong đó: dàng – vàng, tròn – còn là vần lưng; ngon – tròn là vần chân. 

Câu 2 trang 18 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 1 - Cánh diều: Chỉ ra cách ngắt nhịp phù hợp của khổ thơ sau đây:

     Bàn tay mẹ chắn mưa sa

Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng.

Trả lời:

Khổ thơ được ngắt nhịp như sau: nhịp 3 / 3 ở dòng lục, nhịp 3 / 5 ở dòng bát.

Câu 3 trang 18 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 1 - Cánh diều: (Câu hỏi 3, SGK) Trong bài thơ, cụm từ “à ơi" được lặp lại nhiều lần. Hãy phân tích tác dụng của sự lặp lại ấy.

Trả lời:

(Câu hỏi 3, SGK)

Trong bài thơ, cụm từ “À ơi” được lặp lại 6 lần. 

Tác dụng: 

- Tạo ra âm điệu du dương, êm ái giống như một lời hát ru.

- Bộc lộ tình cảm yêu thương của người mẹ dành cho người con.

Bài tập đọc hiểu: Về thăm mẹ

Câu 1 trang 19 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 1 - Cánh diều: Hãy xác định các tiếng được gieo vần và cách ngắt nhịp trong mỗi dòng của khổ thơ sau:

Con về thăm mẹ chiều đông

Bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà

Mình con thơ thẩn vào ra

Trời đang yên vậy bỗng òa mưa rơi.

Trả lời:

Các tiếng được gieo vần trong khổ thơ: đông – không; ra – òa (vần lưng); nhà – ra (vần chân).

Các dòng trong khổ thơ được ngắt nhịp như sau: 4/2; 4/4; 2/2/2; 4/4.

Câu 2 trang 19 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 1 - Cánh diều: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ:

Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa

Trả lời:

Trong câu thơ:“Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa, biện pháp tu từ ẩn dụ (nón mê) kết hợp với 2 cặp từ trái nghĩa (xưa – nay, đứng – ngồi) khiến câu thơ thêm sinh động, lột tả rõ nét sự vất vả khó khăn của người mẹ.

Câu 3 trang 19 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 1 - Cánh diều:Mẹ không có nhà nhưng người con vẫn thấy bóng dáng, cuộc sống của mẹ qua những hình ảnh nào? Những hình ảnh đó cho em biết điều gì về người mẹ?

Trả lời:

Về thăm mẹ chiều đông, mẹ không có nhà nhưng người con vẫn thấy bóng dáng, cuộc sống của mẹ qua những hình ảnh: chum tương, nón mê, áo tơi, đàn gà mới nở, cái nơm hỏng vành, trái na cuối vụ. Qua những hình ảnh đó, có thể thấy mẹ hiện ra là người cẩn thận, giản dị, đạm bạc, vất vả, táo tần sớm hôm. Đặc biệt, mẹ luôn dành tất cả tình yêu thương, sự chăm sóc cho con. Quả ngọt, trái ngon nào cũng dành để chờ mong con về.

....................................

....................................

....................................

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn 6 - Cánh diều hay khác: