Giải sách bài tập Ngữ Văn 6 Bài 7: Thơ - Cánh diều Giải SBT Ngữ văn 6
Giải sách bài tập Ngữ Văn 6 Bài 7: Thơ - Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Bài 7: Thơ bộ sách Cánh diều chi tiết được các Giáo viên biên soạn bám sát chương trình sách bài tập Ngữ Văn 6 sẽ giúp học sinh làm bài tập về nhà trong SBT Ngữ Văn 6 dễ dàng hơn.
Bài tập đọc hiểu: Đêm nay Bác không ngủ
Câu 1 trang 9 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 - Cánh diều: Đọc bốn khổ thơ đầu và tìm những chi tiết giúp em biết lúc này thời tiết rất lạnh.
Việc miêu tả thời tiết lạnh có liên quan gì đến sự kiện “đêm nay Bác không ngủ” trong bài thơ?
Trả lời:
- Trong bốn khổ đầu của bài thơ, tuy từ “lạnh” không xuất hiện nhưng người đọc vẫn cảm nhận được thời tiết rất lạnh. Đó là vì nhà thơ đã đưa vào các khổ thơ này những chi tiết để miêu tả cái lạnh của thời tiết một cách rất tinh tế:
+ Vì lạnh nên phải đốt lửa để sưởi ấm.
+ Vì lạnh phải đắp chăn để giữ ấm.
- Cái lạnh vào lúc “trời khuya” nên càng lạnh thêm.
+ Đặc biệt, chi tiết “trời mưa lâm thâm” càng khiến cho cái lạnh trở nên giá
buốt hơn.
- Chi tiết thời tiết lạnh giúp ta thấy được lí do Bác không ngủ (vì thương chiến sĩ, dân công ngoài mặt trận). Thêm nữa, đêm khuya, trời lạnh, thông thường ai cũng có nhu cầu được ngủ, được nghỉ ngơi nhưng Bác vẫn không ngủ. Điều này giúp người đọc hiểu sâu sắc hơn về tình cảm của Bác dành cho đồng bào, chiến sĩ.
Câu 2 trang 9 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 - Cánh diều: Chi tiết “Rồi Bác đi dém chăn / Từng người từng người một” giúp em hiểu được điều gì về tình cảm của Bác với các chiến sĩ?
Trả lời:
- Chi tiết đi dém chăn cho các anh đội viên ngủ thể hiện sự quan tâm ân cần của Bác với chiến sĩ. Đây là cử chỉ, quan tâm săn sóc của “người cha” dành cho “con”. Điều này giải thích vì sao anh đội viên đã cảm nhận về Bác trong quan hệ cha con. Người Cha mái tóc bạc / Đốt lửa cho anh nằm.
- Bác đi dém chăn cho “từng người, từng người một”: thể hiện sự quan tâm chu đáo đến từng người, không bỏ quên, không để sót ai.
Câu 3 trang 10 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 - Cánh diều: Vì sao ở đoạn cuối bài thơ, anh đội viên lại “thức luôn cùng Bác”?
Trả lời:
- Anh đội viên “thức luôn cùng Bác” vì anh muốn chia sẻ với những lo lắng của Bác. Đây là chi tiết cuối bài thơ nên nó cũng cho thấy sự vận động trong tình cảm của anh đội viên dành cho Bác: từ chỗ xúc động, quan tâm, lo lắng cho sức khoẻ của Bác đến chỗ thấu hiểu tấm lòng, tình cảm của Bác và cuối cùng muốn được chia sẻ với những lo lắng, vất vả của Người.
- Chi tiết này giúp cho hình ảnh anh đội viên cũng trở nên đẹp hơn, trọn vẹn hơn.
Bài tập đọc hiểu: Lượm
Câu 1 trang 12 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 - Cánh diều: Trong bài Đêm nay Bác không ngủ, em đã biết yếu tố miêu tả trong bài thơ thường được thể hiện bằng những biện pháp nghệ thuật nào?
Xác định những biện pháp miêu tả đó trong những dòng thơ sau:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng.
Trả lời:
Hai biện pháp chính được sử dụng để miêu tả Lượm trong 8 dòng thơ là:
- Sử dụng từ láy: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh.
– Sử dụng biện pháp so sánh: Như con chim chích / Nhảy trên đường vàng.
Ngoài ra, yếu tố miêu tả được thực hiện qua việc miêu tả trang phục (Ca lô đội lệch), miêu tả hành động (Mồm huýt sáo vang).
Câu 2 trang 12 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 - Cánh diều: Nêu tác dụng của các biện pháp miêu tả trong 8 dòng thơ đã trích ở bài tập 1.
Trả lời:
Tác dụng của các biện pháp miêu tả:
– Các biện pháp trên phối hợp với nhau để khắc hoạ một cách ấn tượng, sinh động về chân dung của Lượm: một chú liên lạc nhỏ bé, gầy gò (loắt choắt) nhưng nhanh nhẹn (thoăn thoắt), hiếu động, nghịch ngợm (nghênh nghênh; Ca lô đội lệch), yêu đời, hồn nhiên (Như con chim chích / Nhảy trên đường vàng).
– Vì chú liên lạc nhỏ bé nên chiếc xắc bên mình cũng nhỏ bé, xinh xắn (xinh xinh).
Câu 3 trang 12 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 - Cánh diều: Theo em, bài thơ có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần?
Trả lời:
Các phần chính của bài thơ:
|
Khổ thơ |
Nội dung chính |
Phần 1 |
5 khổ thơ đầu |
Hình ảnh Lượm trong lần gặp gỡ tình cờ với tác giả (người xưng là “chú” trong bài thơ) |
Phần 2 |
8 khổ thơ tiếp theo |
Câu chuyện Lượm làm nhiệm vụ và hi sinh |
Phần 3 |
2 khổ cuối |
Hình ảnh Lượm còn sống mãi |
....................................
....................................
....................................