Giải sách bài tập Ngữ Văn 6 Bài 4: Văn bản nghị luận - Cánh diều Giải SBT Ngữ văn 6
Giải sách bài tập Ngữ Văn 6 Bài 4: Văn bản nghị luận - Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Bài 4: Văn bản nghị luận bộ sách Cánh diều chi tiết được các Giáo viên biên soạn bám sát chương trình sách bài tập Ngữ Văn 6 sẽ giúp học sinh làm bài tập về nhà trong SBT Ngữ Văn 6 dễ dàng hơn.
Bài tập đọc hiểu: Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ
Bài tập đọc hiểu: Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước
Bài tập đọc hiểu: Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ
Câu 1 trang 26 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 1 - Cánh diều: Đọc đoạn văn sau đây và thực hiện theo yêu cầu bên dưới:
Ai từng tiếp xúc với Nguyên Hồng đều thấy rõ điều này: ông rất dễ xúc động, rất dễ khóc. Khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí từng chia bùi sẻ ngọt; khóc khi nghĩ đến đời sống khổ cực của nhân dân mình ngày trước; khóc khi nói đến công ơn của Tổ quốc, quê hương đã sinh ra mình, đến công ơn của Đảng, của Bác Hồ đã đem đến cho mình lí tưởng cao đẹp của thời đại. Khóc cả khi kể lại những khổ đau, oan trái của những nhân vật là những đứa con tỉnh thần do chính mình “hư cấu” nên.
[...] Ai biết được trong cuộc đời mình, Nguyên Hồng đã khóc bao nhiêu lần! Có thể nói mỗi dòng chữ ông viết ra là một dòng nước mắt nóng bỏng tình xót thương ép thẳng ra từ trái tim vô cùng nhạy cảm của mình.
a) Chỉ ra câu văn nêu ý tổng quát, các câu phát triển ý và câu khái quát lại ý cả đoạn.
b) Biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng ở đoạn văn trên là biện pháp gì? Chỉ ra tác dụng của biện pháp ấy.
Trả lời:
a) - Câu văn nêu ý tổng quát: "Ai từng tiếp xúc với Nguyên Hồng đều thấy rõ điều này: ông rất dễ xúc động, rất dễ khóc."
- Câu văn phát triển ý: "Khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí từng chia bùi sẻ ngọt; khóc khi nghĩ đến đời sống khổ cực của nhân dân mình ngày trước; khóc khi nói đến công ơn của Tổ quốc, quê hương đã sinh ra mình, đến công ơn của Đảng, của Bác Hồ đã đem đến cho mình lí tưởng cao đẹp của thời đại. Khóc cả khi kể lại những khổ đau, oan trái của những nhân vật là những đứa con tỉnh thần do chính mình “hư cấu ” nên."
- Câu tổng kết: "Có thể nói môi dòng chữ ông viết ra là một dòng nước mắt nóng bỏng tình xót thương ép thẳng ra từ trái tim vô cùng nhạy cảm của mình"
b) - Biện pháp tu từ nổi bật : Ẩn dụ (dòng nước mắt nóng bỏng)
- Tác dụng: nhấn mạnh vào tấm lòng nhân hậu, trái tim dễ rung động và giàu cảm xúc cảm thông với những mảnh đời cùng khổ của ông.
Câu 2 trang 27 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 1 - Cánh diều: Thành ngữ nào sau đây phù hợp để chỉ mối quan hệ giữa những người lao động cùng khổ với nhà văn Nguyên Hồng?
A. Cùng đường bí lối B. Cùng hội cùng thuyền
C. Cùng bất đắc dĩ D. Cùng trời cuối đất
Trả lời:
Đáp án B (Cùng hội cùng thuyền) là thành ngữ phù hợp để chỉ mối quan hệ giữa những người lao động cùng khổ với nhà văn Nguyên Hồng?
Câu 3 trang 27 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 1 - Cánh diều: Nhận xét nào sau đây không phải là điểm khác biệt giữa văn bản Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ (Nguyễn Đăng Mạnh) với văn bản Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng)?
A. Văn bản của Nguyễn Đăng Mạnh là văn bản nghị luận, còn văn bản của Nguyên Hồng là văn bản thể loại hồi kí.
B. Văn bản của Nguyễn Đăng Mạnh viết về Nguyên Hồng, văn bản của Nguyên Hồng viết về chính nhà văn.
C. Văn bản của Nguyễn Đăng Mạnh và văn bản của Nguyên Hồng được viết ở hai thời điểm khác nhau.
D. Văn bản của Nguyễn Đăng Mạnh và văn bản của Nguyên Hồng đều là những văn bản văn xuôi.
Trả lời:
Đáp án D (Văn bản của Nguyễn Đăng Mạnh và văn bản của Nguyên Hồng đều là những văn bản văn xuôi) không phải là điểm khác biệt giữa văn bản Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ (Nguyễn Đăng Mạnh) với văn bản Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng)?
Bài tập đọc hiểu: Vẻ đẹp của một bài ca dao
Câu 1 trang 28 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 1 - Cánh diều: Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Ca dao là thơ lục bát do nhân dân sáng tác.
B. Thơ lục bát là ca dao do các nhà văn tạo ra.
C. Ca dao thường được làm theo thể lục bát.
D. Ca dao và thơ lục bát đều là những sáng tác vô danh.
Trả lời:
Nhận xét A (Ca dao là thơ lục bát do nhân dân sáng tác) và D (Ca dao và thơ lục bát đều là những sáng tác vô danh) là đúng.
Câu 2 trang 28 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 1 - Cánh diều: Điền thành ngữ phù hợp vào chỗ dấu ba chấm trong câu văn: “Vẻ đẹp của bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát là vẻ đẹp ... ”
A. Có đầu có đuôi B. Có trên có dưới
C. Có ngọn có ngành D. Có một không hai
Trả lời:
Thành ngữ trong đáp ánD (Có một không hai) phù hợp để điền vào dấu ba chấm trong câu văn: “Vẻ đẹp của bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát là vẻ đẹp ... ”.
Câu 3 trang 28 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 1 - Cánh diều: Dựa vào đâu mà tác giả cho rằng: Trong bài Đứng bên ni đông, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát, có thể nói, cô gái đã xuất hiện ngay từ hai câu đầu của bài ca dao này?
Trả lời:
Trong phần (2) của bài nghị luận, tác giả nêu lí lẽ: tuy hai câu đầu bài ca dao không nhắc đến cô gái nhưng hình ảnh cô đã xuất hiện hết sức sống động: “Hình ảnh cô gái thăm đồng hiện lên với tất cả dáng điệu của một con người năng nổ, tích cực. Đứng “bên nỉ” rồi lại đứng “bên tê” để ngắm nhìn, quan sát cánh đồng từ nhiều phía, dường như cô muốn thâu tóm, nắm bắt, cảm nhận cho thật rõ tất cả cái “mênh mông bát ngát” của đồng lúa quê hương”.
....................................
....................................
....................................