X

Giải Sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 - Cánh diều

Sách bài tập Ngữ Văn 6 Những phát minh tình cờ và bất ngờ - Cánh diều Giải SBT Ngữ văn 6


Sách bài tập Ngữ Văn 6 Những phát minh tình cờ và bất ngờ - Cánh diều

Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Bài tập đọc hiểu: Những phát minh tình cờ và bất ngờ bộ sách Cánh diều chi tiết được các Giáo viên biên soạn bám sát chương trình sách bài tập Ngữ Văn 6 sẽ giúp học sinh làm bài tập về nhà trong SBT Ngữ Văn 6 dễ dàng hơn.

Sách bài tập Ngữ Văn 6 Những phát minh tình cờ và bất ngờ - Cánh diều

Câu 1 (trang 30 Sách bài tập Ngữ Văn 6 Tập 2 - Cánh diều): (Câu hỏi l, SGK) Với mỗi phát minh, văn bản Những phát minh “tình cờ và bất ngờ ” cho biết những thông tin cụ thể nào?

Việc lặp lại cách trình bày thông tin ở các phát minh trong văn bản có tác dụng gì?

Trả lời:

(Câu hỏi l, SGK)

- Với mỗi phát minh, tác giả đều viết ra những tình huống bất ngờ được tạo ra, mục đích ban đầu và diễn biến cách mọi người xử lý và những kết quả không ngờ tới:

+ Do người dân chuyển sang nấu ga, bột giặt đất sét không còn hữu dụng nên nảy ra ý tưởng biến đất sét thành món đồ chơi cho trẻ em. 

+ Ep-po-xơn vô tình dung chiếc que trộn bột soda khô và nước lại với nhau trong một cái cốc để đùa nghịch và để quên ngoài trời và nó ấu này trở thành sản phẩm bán chạy nhất mọi thời đại khi hè tới. 

+ Cram đã mất bình tĩnh khi khách hàng liên tục gửi lại món ăn và cắt lát khoai mỏng đến nỗi không thể mỏng hơn và chiên chúng khô cứng cho đến khi nhiều người thích nó và đặt mua rất nhiều

+ Xin-vơ tạo ra một chất dính tạm trong phòng thí nghiệm nhưng không biết ứng dụng. Vài năm sau đồng nghiệp của ông đã tìm ra cách dán một số giấy nhớ lên cuốn sách hợp ca của mình tại nhà thờ dẫn đến việc nó trở nên phổ biến rộng rãi.

- Tác dụng: giúp người đọc dễ nắm bắt được nội dung trọng tâm và có thể so sánh các phát minh với nhau.

Câu 2 (trang 30 Sách bài tập Ngữ Văn 6 Tập 2 - Cánh diều): (Câu hỏi 2, SGK) Tóm tắt nội dung của văn bản trên bằng cách nêu ngắn gọn các thông tin theo bảng sau:

Tên phát minh

Nguyên nhân

Kết quả

1. Đất nặn

Mẫu: Do người dân chuyển sang nấu ga, bột đất sét không còn được sử dụng để loại bỏ các vết đen bởi nấu than, củi, công ti có thể bị thua lỗ nặng; Vích-cơ sử dụng những chất bột nhão để mô phỏng độ dẻo

của đất sét.

Mẫu: Đất nặn trở thành một loại đồ chơi cho trẻ em với nhiều màu sắc hấp dẫn; mang lại cho công ti hàng triệu đô la Mỹ.

2. Kem que



3. Lát khoai tây chiên



4. Giấy nhớ



Trả lời:

(Câu hỏi 2, SGK)

Tên phát minh

Nguyên nhân

Kết quả

1. Đất nặn

 Do người dân chuyển sang nấu ga, bột đất sét không còn được sử dụng để loại bỏ các vết đen bởi nấu than, củi, công ti có thể bị thua lỗ nặng; Vích-cơ sử dụng những chất bột nhão để mô phỏng độ dẻo

của đất sét.

Mẫu: Đất nặn trở thành một loại đồ chơi cho trẻ em với nhiều màu sắc hấp dẫn; mang lại cho công ti hàng triệu đô la Mỹ.

2. Kem que

 Ep-po-xơn vô tình dung chiếc que trộn bột soda khô và nước lại với nhau trong một cái cốc để đùa nghịch và để quên ngoài trời 

trở thành sản phẩm bán chạy nhất mọi thời đại khi hè đến 

3. Lát khoai tây chiên

 Cram đã mất bình tĩnh khi khách hàng liên tục gửi lại món ăn và cắt lát khoai mỏng đến nỗi không thể mỏng hơn và chiên chúng khô cứng

Nhiều người thích nó và đặt mua rất nhiều

4. Giấy nhớ

Xin-vơ tạo ra một chất dính tạm trong phòng thí nghiệm nhưng không biết ứng dụng

Vài năm sau đồng nghiệp của ông đã tìm ra cách dán một số giấy nhớ lên cuốn sách hợp ca của mình tại nhà thờ


Nó trở nên phổ biến rộng rãi

Câu 3 (trang 31 Sách bài tập Ngữ Văn 6 Tập 2 - Cánh diều): Trong văn bản, phương thức tự sự được tác giả sử dụng ở những phần nào của mỗi phát minh?

A. Tên phát minh, nhà phát minh

B. Nhà phát minh, mục đích ban đầu

C. Mục đích ban đầu, diễn biến và kết quả

D. Tên phát minh, diễn biến và kết quả

Trả lời:

Đáp án: C. Mục đích ban đầu, diễn biến và kết quả

Câu 4 (trang 31 Sách bài tập Ngữ Văn 6 Tập 2 - Cánh diều): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

a) Nội dung bài viết được trình bày theo cách nào (nguyên nhân - diễn biến - kết quả hay kết quả - diễn biến - nguyên nhân hoặc kết quả - nguyên nhân - diễn biến)?

b) Tại sao có những đoạn chữ nhỏ chèn giữa văn bản?

c) Các hình ảnh trong văn bản giúp em biết thêm các thông tin gì?

CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI

(1939 - 1945)

     Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 — 1945) là cuộc chiến tranh gây nên những tổn thất lớn nhất về người và của trong lịch sử nhân loại. Chiến tranh kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của chủ nghĩa phát xít và dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.

I - Nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai

     Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, những mâu thuẫn mới về quyền lợi, về thị trường và thuộc địa lại tiếp tục nảy sinh giữa các nước đế quốc. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 — 1933 làm cho những mâu thuẫn đó thêm sâu sắc, dẫn tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít ở I-ta-li-a (Italia), Đức và Nhật Bản, với ý đồ gây chiến tranh chia lại thế giới.

     Giữa các nước để quốc dần dần hình thành hai khối đối địch nhau: khối Anh - Pháp - Mỹ và khối phát xít Đức - I-ta-li-a - Nhật Bản. Hai khối đế quốc này mâu thuẫn gay gắt với nhau về thị trường và thuộc địa nhưng đều coi Liên Xô là kẻ thù cần phải tiêu diệt. Khối Anh - Pháp - Mỹ thực hiện đường lối thoả hiệp, nhượng bộ nhằm làm cho khối phát xít chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô. Do chính sách thỏa hiệp này, sau khi sáp nhập nước Áo vào Đức, Hít-le (Hitler) chiếm Tiệp Khắc (tháng 3-1939). Tuy vậy, thấy chưa đủ sức đánh ngay Liên Xô, Hit-le quyết định tấn công các nước châu Âu trước. Ngày 1-9-1939, phát xít Đức tấn công Ba Lan. Ngay sau đó, Anh, Pháp tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

II - Những diễn biến chính

1. Chiến tranh bùng nổ và lan rộng toàn thế giới (từ ngày 1-9-1939 đến đầu năm 1943) 

     Trong giai đoạn này, bằng chiến thuật chớp nhoáng, phát xít Đức đánh chiếm hầu hết các nước châu Âu (trừ Anh và một vài nước trung lập"). Ngày 22-6-1941, phát xít Đức tân công và dần dần tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô. 

     Ở Thái Bình Dương, trong lúc Đức đang thắng thế ở châu Âu, ngày 7-12-1941, Nhật Bản bất ngờ tấn công hạm đội Mỹ ở Trân Châu Cảng (đảo Ha-oai (Hawaii). Quân đội Nhật chiếm toàn bộ vùng Đông Nam Á và một số đảo ở Thái Bình Dương. Ở Bắc Phi, tháng 9-1940, quân I-ta-li-a tân công A1 Cập. Chiến tranh lan rộng toàn thế giới. Chiến sự diễn ra trên khắp các mặt trận: mặt trận Tây Âu, mặt trận Xô - Đức, mặt trận châu Á - Thái Bình Dương và mặt trận Bắc Phi.

     Tháng 1-1942, Mặt trận Đồng minh chống phát xít được thành lập nhằm đoàn kết và tập hợp các lực lượng chống phát xít trên toàn thế giới để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. 

2. Quân Đồng minh phản công, chiến tranh kết thúc (từ đầu năm 1943 đến tháng 8-1945)

     Trận phản công của quân đội Liên Xô ở Xta-lin-grát (Stalingrad) đã tạo nên bước ngoặt, làm xoay chuyển tình thế của cuộc chiến tranh thế giới. Sau chiến thắng Xta-lin-grát (2-2-1943), Hồng quân Liên Xô và liên quân Mỹ -  Anh liên tiếp mở nhiều cuộc phản công trên khắp các mặt trận.

     Ở mặt trận Xô - Đức, Hồng quân Liên Xô đã phản công trên diện rộng, quét sạch quân Đức ra khỏi lãnh thổ của mình. Đến cuối năm 1944, toàn bộ lãnh thổ Liên Xô được giải phóng. Trên đường truy kích quân Đức, Hồng quân Liên Xô đã giúp nhân dân các nước Đông Âu giải phóng đất nước khỏi ách phát xít.

     Ở mặt trận Bắc Phi, tháng 5-1943, trước các đợt tấn công của liên quân Mỹ - Anh, quân Đức và I-ta-li-a đã phải hạ vũ khí. Ở mặt trận Tây Âu, ngày 6-6-1944, liên quân Mỹ — Anh đổ bộ vào miền Bắc nước Pháp, mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu.

     Sau thắng lợi của Hồng quân Liên Xô ở chiến dịch công phá Béc-lin (Berlin), đêm mùng 8, rạng sáng 9-5-1945, phát xít Đức kí văn kiện đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh kết thúc ở châu Âu với sự thất bại hoàn toàn của phát xít I-ta-li-a và Đức.

     Ở mặt trận châu Á - Thái Bình Dương, Hồng quân Liên Xô đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật ở vùng Đông Bắc Trung Quốc. Ngày 6 và 9-8-1945, Mỹ ném bom nguyên tử huỷ diệt hai thành phố Hi-rô-si-ma (Hiroshima) và Na-gazaki (Nagasaki) — Nhật Bản, làm trên 10 vạn người thiệt mạng, hàng chục vạn người bị tàn phế. Ngày 15-8-1945, Nhật Bản đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

III - Kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai

     “Kẻ gieo gió phải gặt bão” — chiến tranh kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản. Tuy nhiên, toàn nhân loại đã phải hứng chịu những hậu quả thảm khốc của chiến tranh.

     Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người: 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với Chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại. Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.

                                              (Dựa theo Lịch sử 8, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)

Trả lời:

a) Nội dung bài viết được trình bày theo hướng: Nguyên nhân - diễn biến - kết quả

b) Có những đoạn chữ nhỏ chèn ở giữa văn bản vì những đoạn này nêu vắn tắt các thông tin bổ sung, không quan trọng bằng các thông tin in chữ to hơn. 

c) Các hình ảnh có trong văn bản giúp cho em có thể mường tượng tốt hơn về bối cảnh cũng như khung cảnh của cuộc chiến lúc bấy giờ, thêm thông tin cần thiết khác và cả tăng sự hấp dẫn sinh động cho văn bản.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn 6 - Cánh diều hay khác: